M.O.C Vietnam

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo DƯỠNG TRẮNG, MỜ THÂM SẠM chỉ 390K

Combo PHỤC HỒI SÁNG DA CHUYÊN SÂU chỉ 350K

Corticoid là gì? Tác dụng và tác hại của Corticoid từ A – Z bạn nên biết

Corticoid được nhiều người coi là “thần dược” bởi khả năng chữa lành và làm biến mất các triệu chứng gây tổn thương bên ngoài da. Sự thật vẫn còn bỏ ngỏ khi chưa ai khẳng định kết quả làm đẹp lâu dài, chỉ nhận được vô số trường hợp “tiền mất tật mang” vì thành phần nổi danh này.

Bắt nguồn từ việc sử dụng không hợp lý & không theo chỉ định của bác sĩ. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng và tác hại của corticoid thông qua bài viết này:

Mục lục:

Corticoid là gì?
Corticoid có trong những loại thuốc nào?

1. Thuốc kháng viêm Corticoid
2. Thuốc bôi corticoid
3. Thuốc mỡ corticoid
4. Thuốc xịt mũi corticoid

Thành phần corticoid
Tác dụng của corticoid

Tác dụng phụ của corticoid

Tác hại của corticoid đối với da và sức khỏe

Tác hại của Corticoid đối với sức khỏe
Chất corticoid trong mỹ phẩm có tác hại với da như thế nào?

Da nhiễm corticoid phải làm sao?

Cách nhận biết kem có chứa corticoid để tránh dùng

Corticoid là gì?

Chất corticoid (tên đầy đủ là Glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định nhiều điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận (hai tuyến nhỏ nằm phía trên thận).

 

Corticoid là gì
Corticoid là gì

Corticoid có trong những loại thuốc nào?

Trên thị trường, thuốc chứa Corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau:

 

  • Dạng viên (corticoid dùng đường uống)
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ
  • Dạng hít qua miệng
  • Dạng xịt mũi
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung
  • Dạng kem, gel, thuốc mỡ dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai,….)

 

Các dạng của corticoid phổ biến hiện nay
Các dạng của corticoid phổ biến hiện nay

1. Thuốc kháng viêm Corticoid

Thuốc kháng viêm corticoid được chỉ định điều trị trong nhiều bệnh lý như điều trị thay thế thiếu hụt hormone (suy thượng thận), chữa những bệnh có biểu hiện viêm như khớp, bệnh tự miễn như lupus, thấp tim, các bệnh viêm ở mắt, các bệnh dị ứng như sốc phản vệ, hen suyễn, mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng…; điều trị các bệnh về hệ miễn dịch, ghép cơ quan (chống thải ghép). Sử dụng loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn thay bạn thay vì một số khu vực cụ thể.

 

Thuốc kháng viêm corticoid gây tác dụng phụ
Thuốc kháng viêm corticoid gây tác dụng phụ như tăng nhãn áp, gây sưng chân và huyết áp cao,..

 

Tác dụng phụ của dạng này đáng kể, điển hình như:

  • Tăng áp lực trong mắt (tăng nhãn áp)
  • Giữ nước, gây sưng chân
  • Huyết áp cao
  • Thay đổi tâm trạng, trí nhớ và hành vi và các hiệu ứng tâm lý khác, chẳng hạn như nhầm lẫn hoặc mê sảng
  • Tăng cân, với chất béo tích tụ ở bụng, mặt và sau gáy

2. Thuốc bôi corticoid

Thuốc bôi corticoid được chỉ định với các tình trạng da như: viêm, rối loạn tăng sinh da, rối loạn xâm nhiễm da. Các loại kem chứa corticoid có độ chống viêm mạnh yếu khác nhau. Tất cả phụ thuộc vào việc lựa chọn thuốc có phù hợp với tính chất bệnh lý hay không, vùng da tổn thương sâu hay mỏng, vị trí tổn thương, lứa tuổi người bệnh,…Nhưng trên hết, thuốc cần được sử dụng đúng người, đúng bệnh dưới sự chỉ định của bác sĩ.

3. Thuốc mỡ corticoid

Thuốc mỡ corticoid (dạng cream bôi) là những chế phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh ngoài da như sẩn ngứa, dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh…Tuy nhiên, thuốc có chống chỉ định cho một số trường hợp và sẽ gây ra một vài tác dụng phụ như viêm da, ngứa, trứng cá đỏ, thậm chí có thể gặp teo da, vết rạn, nhiễm khuẩn thứ phát… Bởi thế, chỉ dùng dạng thuốc này khi có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.

 

Thuốc mỡ corticoid gây tác dụng phụ như viêm da, ngứa, trứng cá đỏ,..
Thuốc mỡ corticoid gây tác dụng phụ như viêm da, ngứa, trứng cá đỏ,..

4. Thuốc xịt mũi corticoid

Thuốc xịt mũi corticoid sẽ làm giảm phù nề, sưng trong mũi gây tắc mũi, nghẹt mũi cho viêm mũi. Bởi vì Corticoid được xịt trực tiếp vào mũi nên ít có tác dụng phụ nguy hiểm cho các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, người sử dụng sẽ gặp các tác dụng phụ nhẹ nhưng hiếm gặp như ngứa, đau đầu, chảy máu mũi,…

Nhờ ít tác dụng phụ nên thuốc xịt mũi Corticoid cũng là sản phẩm được sử dụng phổ biến. Giá thuốc Corticoid xịt mũi khá rẻ nên phù hợp với nhiều người sử dụng.

Nên tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng corticoid của bộ y tế hoặc có sự chỉ định của bác sĩ

Corticoid là thuốc nên không thể tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tùy tình trạng bệnh khác nhau mà có những cách thức sử dụng phù hợp để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Tốt nhất, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ Bộ y tế hoặc có sự chỉ định của bác sĩ rõ ràng.

Thành phần corticoid

 

Thuốc có chứa corticoid nếu trong thành phần có những chất sau: hydrocortisone, prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone, fluocinolone, fluticasone; beclomethasone, betamethasone, dexamethasone…

Thông thường các corticoid thường có đuôi “sone” (“son”) hoặc “olone” (“olon”). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: budesonide

Một số loại thuốc thường gặp trên thị trường có thành phần là corticoid: Thuốc medrol chứa thành phần methylprednisolone, thuốc fucicort chứa thành phần betamethasone, thuốc điều trị hen symbicort chứa thành phần budesonide, thuốc flucinar chứa thành phần fluocinolone, thuốc nhỏ mắt polydexa chứa thành phần dexamethasone…

Nhận biết thành phần của thuốc sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn khi dùng các loại thuốc này. Từ đó sử dụng corticoid an toàn, hợp lý, tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm.

 

Các thành phần chứa corticoid phổ biến và nhận biết
Các thành phần chứa corticoid phổ biến và nhận biết

Tác dụng của corticoid

Corticoid thường được sử dụng để làm giảm các vùng bị viêm của cơ thể. Thuốc sẽ làm giảm sưng, đỏ da, ngứa, trị các bệnh về da như vảy nến, chàm, dị ứng trầm trọng hoặc hen suyễn hoặc viêm khớp. Một số trường hợp khác cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm corticoid nhưng cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.

Thông thường, cơ thể chúng ta sẽ tự sản xuất một số hormone giống như corticoid để đảm bảo sức khỏe tốt. Nhưng trong trường hợp cơ thể sản sinh không đủ, bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc này để bù đắp và chữa lành.

Nếu nắm rõ cơ chế tác dụng của corticoid, kết hợp với lời khuyên từ bác sĩ sẽ giúp bệnh mau thuyên giảm và hạn chế tối đa những hệ lụy nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, corticoid sẽ gây ra những biến chứng và tác dụng phụ nguy hiểm dưới đây.

Tác dụng phụ của corticoid

Khi sử dụng corticoid kéo dài và không đúng cách, bạn có thể gặp những tác dụng phụ sau đây:

 

  • Loãng xương
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Tăng huyết áp
  • Tăng đường huyết
  • Tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng
  • Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, glocom
  • Chậm lành vết thương, da teo mỏng, dễ bị bầm tím
  • Chậm lớn ở trẻ em
  • Hội chứng Cushing (hiện tượng mặt tròn như mặt trăng, lắng đọng mỡ ở vùng cổ, lưng trong khi chân tay teo nhỏ)
  • Tuyến thượng thận có nguy cơ bị teo nhỏ, không thể bài tiết hormon bình thường nữa.

Những tác dụng phụ trên có khả năng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cơ thể suy yếu và dễ mắc bệnh tật sau này. Bạn nên thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu thấy có các dấu hiệu ban đầu như nhiễm trùng, đau họng, sốt, hắt hơi hoặc ho.

Tác hại của corticoid đối với da và sức khỏe

Khi sử dụng corticoid không đúng cách, đặc biệt với liều lượng lớn, bạn sẽ phải đối diện với các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến làn da và sức khỏe.

 

Các tác hại của corticoid như mặt căng tròn do tích nước, giảm sức đề kháng tự nhiên,..
Các tác hại của corticoid như mặt căng tròn do tích nước, giảm sức đề kháng tự nhiên,..

Tác hại của Corticoid đối với sức khỏe

Một số biến chứng nguy hiểm mà corticoid gây ra cho sức khỏe, phải kể đến như:

 

  • Mặt căng tròn, béo như mặt trăng vì bản chất corticoid giữ nước và giữ natri.
  • Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.
  • Chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ.
  • Làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương.
  • Làm loét dạ dày — tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể.
  • Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui vẻ thái quá, tăng nhãn áp, thậm chí dẫn đến mù lòa.

 

Đây chính là những hậu quả tương lai nếu sử dụng corticoid không đúng cách. Vậy nên, dù sử dụng corticoid với mục đích gì cũng đều nên có sự hướng dẫn cụ thể hoặc phác điều trị của bác sĩ.

Chất corticoid trong mỹ phẩm có tác hại với da như thế nào?

Trước khao khát làm đẹp, làm trắng cấp tốc của chị em, những hũ kem trộn, mỹ phẩm chứa corticoid lần lượt ra đời với những tác hại kinh khủng. Tác hại của corticoid với da được thấy rõ ở hai giai đoạn: trong và sau khi sử dụng.

 

  • Trong quá trình sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid: bạn sẽ thấy rõ những mao mạch dưới da, chúng giãn nở và làm cho da lúc nào cũng ửng hồng như vừa đi nắng về. Tiếp đó, làn da bắt đầu trông mỏng hơn, nổi gân và xuất hiện những vết sạm nám. Các vết nám ban đầu lấm tấm, về sau lan rộng và ngày càng nặng hơn khi đi ngoài nắng. Kèm theo cảm giác ửng đỏ, nổi mẩn, ngứa, rát, khó chịu, đặc biệt khi đứng gần nơi có không khí nóng như bếp lửa, ngoài trời,..

 

  • Sau một thời gian ngắn ngưng dùng mỹ phẩm corticoid: da bắt đầu nổi sần, đen sạm lan rộng, nhăn nheo, khô rát, bã nhờn xuất hiện ngày càng nhiều, da mụn nhiều hơn. Nhiều trường hợp nặng hơn còn xuất hiện hiện tượng chảy nước vàng do tiết dịch từ những hạt li ti vỡ ra, kèm theo cảm giác ngứa dữ dội.

Sử dụng corticoid bừa bãi không những gây biến chứng nghiêm trọng mà còn khiến da có thể vĩnh viễn không phục hồi.

Da bị nhiễm corticoid phải làm sao?

Khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng da nhiễm corticoid, điều đầu tiên bạn bạn cần chú ý là không nên ngưng mỹ phẩm chứa corticoid đột ngột. Bởi lúc này, da đang bị lệ thuộc vào corticoid, chưa thể chủ động tái tạo và phục hồi nên hãy “cai nghiện” chúng từ từ.

 

Tiếp đó, bạn nên giảm số lần thoa mỹ phẩm có chứa corticoid xuống. Ví dụ như từ 2 lần/ngày, bạn giảm xuống còn 1 lần/ngày, rồi 3 lần/tuần,…Và cho đến khi dừng hẳn, bạn cần có một bộ sản phẩm chăm sóc riêng biệt, điều trị và phục hồi làn da đang bị tổn thương nặng nề.

Cách nhận biết kem có chứa corticoid để tránh dùng

Hiện nay, trên thị trường đầy rẫy những mỹ phẩm kem trộn có chứa corticoid, từ kem trị mụn, kem body, kem dưỡng da,…đến kem làm trắng cấp tốc. Tất cả đều rất nguy hại và gây những biến chứng nặng nề nếu sử dụng.

Dưới đây là một số điểm lưu ý mà Mộc Quyên Beauty tổng hợp giúp chị em phân biệt đâu là sản phẩm có chứa corticoid để tránh dùng.

 

  • Những lời quảng cáo hoa mỹ, không tưởng

Đa số kem trộn sẽ có những lời quảng cáo hoành tráng như: chỉ một hũ nhỏ có thể “chữa” tất cả các các vấn đề về da như: biến da sạm đen thành trắng mịn, từ da mụn, thâm, nám thành da đẹp không tì vết. Đặc biệt, thời gian “hiệu quả” của những loại mỹ phẩm này siêu ngắn, điển hình như trắng thần tốc sau 3 ngày, hiệu quả cấp tốc sau 7 ngày,….

 

  • Chứng nhận hoành tráng

Ngoài những lời quảng cáo hoa mỹ, nơi bán kem trộn thường trưng ra những giấy tờ kiểm nghiệm hoành tráng đi kèm. Cộng thêm những phản hồi người thật việc thật mà nhiều khả năng họ tự tạo ra. Thế nên, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi thông tin được đưa quá đà và dồn dập như thế này.

 

  • Chất kem có màu trắng hoặc ngả vàng

Phần lớn những hũ kem trộn thường ở dạng đặc sệt, mịn hoặc dạng lỏng. Chúng có màu trong, hồng nhạt hoặc nhiều màu khác nhau. Tuy nhiên, màu vàng là màu phổ biến nhất.

 

  • Tên gọi nửa Tây nửa Ta, bao bì sặc sỡ

Những hũ kem trộn thường có tên thương hiệu nửa tây nửa ta. Đặc biệt phổ biến những cụm từ “snow”, “baby”,…để tạo cảm giác sang trọng và đẳng cấp hơn. Ngoài ra, những hũ kem trộn thường có bao bì sặc sỡ để thu hút sự chú ý của người mua. Nhiều nơi đầu tư thêm hộp đựng, giỏ xách,…để dễ dàng qua mắt người dùng.

Mộc Quyên Beauty đã chia sẻ đến bạn thông tin corticoid là gì, tác dụng cũng như tác hại của corticoid. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức và sử dụng các sản phẩm chứa corticoid một cách an toàn, hợp lý và tránh được những tác dụng phụ nguy hiểm.

 

Nguyên nhân da nhiễm Coticoid – Chuỗi Video từ A-Z về Coticoid

_______________________
M.O.C VIETNAM – Tái sinh vẻ đẹp làn da từ thiên nhiên!
📞 Hotline: 0933 79 2425 – 0888 68 67 63
📥 Zalo: zalo.me/1226213651146572326
🔻 Youtube: www.youtube.com/MOCVietnam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Mua thêm 1000K để được Freeship

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG

You cannot copy content of this page