M.O.C Vietnam

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo DƯỠNG TRẮNG, MỜ THÂM SẠM chỉ 390K

Combo PHỤC HỒI SÁNG DA CHUYÊN SÂU chỉ 350K

SPF là gì? Cơ chế hoạt động như thế nào?

Tiếp xúc với tia UV mà không thoa kem chống nắng, làn da của bạn có thể sạm đen, lão hóa sớm, cháy nắng và nguy cơ ung thư da. Thế nhưng nên chọn SPF như thế nào? Có phải càng cao càng tốt? Bài viết không chỉ cung cấp kiến thức căn bản về SPF, mà còn giúp bạn lựa chọn kem chống nắng phù hợp với làn da.

SPF là gì?

SPF (Sun Protection Factor) là thước đo lượng năng lượng mặt trời (UVB) tạo ra cháy nắng trên làn da được bảo vệ (bởi kem chống nắng) so với lượng tia UVB gây cháy nắng trên làn da không được bảo vệ. Nói một cách đơn giản hơn, SPF là thước đo mức độ mà kem chống nắng sẽ bảo vệ da khỏi tia UVB. Tia UVB chủ yếu ảnh hưởng đến lớp ngoài của da (biểu bì). Chúng là nguyên nhân gây ra cháy nắng, lão hóa sớm và một số bệnh ung thư da ở mức độ bề mặt. 

tim-hieu-spf-la-gi
SPF là gì?

Mặt trời cũng phát ra tia UVA, có thể xuyên qua lớp thượng bì, hạ bì gây hư hại cấu trúc ADN của tế bào, hình thành sạm nám. Tuy nhiên, màu da sẫm hơn là dấu hiệu của sự tổn thương các tế bào ở lớp hạ bì. Chỉ số SPF thường chỉ đề cập đến tia UVB, nhưng một số loại kem chống nắng cũng có thể bảo vệ khỏi tia UVA (thể hiện qua chỉ số PA). 

Biết SPF là gì rồi thì chúng hoạt động ra sao?

Tia UVB làm hỏng lớp biểu bì (các lớp bên ngoài của da). Các hoạt chất chống UVB trong kem chống nắng hấp thụ hoặc phản xạ các tia UVB để bảo vệ da. Để biết kem chống nắng với chỉ số SPF nhất định bảo vệ da trong bao lâu, bạn cần nắm rõ công thức đơn giản sau.

cong-thuc-tinh-thoi-gian-chong-uvb
Công thức tính khả năng ngăn chặn UVB

Giả sử bạn thường bị bỏng da sau khi tiếp xúc tia UVB là 30 phút và bạn định sử dụng kem chống nắng có SPF 15. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhân 30 với chỉ số SPF 15 là bằng 450 phút. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ về mặt kỹ thuật trong 450 phút (tương đương 7,5 giờ). Hầu hết các loại kem chống nắng sẽ hết tác dụng bảo vệ trước đó rất lâu do tiếp xúc với các yếu tố ngoại cảnh cũng như việc sử dụng không đúng cách làm kem chống nắng rửa trôi. Bạn nên thoa kem chống nắng lại sau mỗi 2-3 giờ để đảm bảo làn da được bảo vệ tốt nhất. Số lượng tia UVB mà kem chống nắng ngăn chặn cũng tăng lên theo SPF. Chẳng hạn, SPF 15 ngăn chặn 93% tia UVB, SPF 30 ngăn chặn 97% và SPF 100 ngăn chặn 99%. Và không có kem chống nắng nào có thể hấp thụ 100% tia UVB của mặt trời.

spf-kem-chong-nang-chan-uvb
Chỉ số SPF thể hiện khả năng ngăn chặn tia UVB

Cường độ UVB cũng mạnh hơn từ 10 giờ – 16 giờ. Làn da của bạn có thể cháy nắng nhanh, do đó, tránh ra đường vào thời gian này hoặc trang bị thêm chống nắng cơ học (mũ nón, dù, áo khoác, khẩu trang,…).

Các loại kem chống nắng phổ biến 

Kem chống nắng vật lý (Sunblock)

SPF vật lý tạo thành một lớp màng trên da. Chúng còn được gọi là sunblock vì khả năng ngăn chặn tia UVB xâm nhập vào da theo cơ chế tán xạ và phản xạ. Kem chống nắng vật lý được khuyên dùng cho những người có làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn vì không làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Tuy nhiên, hạn chế của kem chống nắng vật lý là tạo lớp trắng bệch và khá dày trên da, dễ đổ dầu, khó chịu. Do đó, nếu ít khuyết điểm, bạn có thể dùng kem chống nắng vật lý thay cho lớp makeup để đỡ nặng mặt.

Kem chống nắng hóa học (Sunscreen)

Các hoạt chất chống nắng ngấm vào da và hấp thụ tia UV. Chúng tạo nên lớp màng mỏng nhẹ hơn, ít gây nhờn rít hay trắng bệch trên da. Dòng kem chống nắng hóa học thích hợp để thoa trước khi trang điểm, cũng là một lựa chọn tốt cho làn da khô.

kem-chong-nang-vat-ly-hoa-hoc
Các loại SPF (kem chống nắng) phổ biến

Kem chống nắng phổ rộng (Broad-Spectrum)

Kem chống nắng phổ rộng bảo vệ bạn khỏi tia UVB và UVA của mặt trời. Kem chống nắng phổ rộng ngụ ý một loại kem chống nắng bảo vệ bạn khỏi cả tia UVA và UVB của mặt trời. Kem chống nắng thông thường chỉ bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UVB. Tia UVA xâm nhập sâu vào da của bạn và có thể mang theo nguy cơ gây ung thư da, sạm da và lão hóa sớm. Vì vậy, kem chống nắng được dán nhãn “Broad-Spectrum” là lựa chọn lý tưởng để sử dụng hàng ngày.

kem-chong-nang-pho-rong
Kem chống nắng quang phổ rộng chống cả UVA/UVB theo cơ chế Vật lý – Hóa học

Làm thế nào để thoa kem chống nắng đúng cách?

Nếu bạn không thoa kem chống nắng đúng cách, không chỉ lãng phí mà còn không bảo vệ được da khỏi tác hại của tia UV. Kem chống nắng có các dạng bào chế như gel, lotion, kem, sữa. Dù bạn chọn loại nào, hãy lưu ý thoa một lớp đủ lên da (đừng tiết kiệm quá!), đảm bảo che phủ tất cả các khu vực có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bao gồm cả vùng cổ, tai, bàn tay.

Theo các chuyên gia da liễu, bạn nên thoa kem chống nắng trước khi bước ra ngoài 20-30 phút. Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2-3 giờ. Kem chống nắng có khả năng chống nước kéo dài đến 40 phút. Nếu bạn thích bơi lội hoặc đổ mồ hôi, hãy thoa kem chống nắng 30 phút trước khi hoạt động. Thoa lại ngay sau khi kết thúc hoạt động và lau khô vùng da cần bảo vệ.

thanh-phan-pho-bien-kem-chong-nang
Cách thoa kem chống nắng đúng cách

Quan trọng, thời điểm cường độ UV cực cao rơi vào 10 giờ đến 16 giờ. Thời gian này hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu có việc phải ra ngoài nên trang bị thêm khẩu trang, mũ nón, áo khoác,…

Ai cần thoa kem chống nắng?

Một quan niệm sai lầm phổ biến là những người da tối màu không cần dùng kem chống nắng (bởi có quá nhiều tế bào sắc tố melanin bảo vệ da rồi). Chèn, tia UV đâu chỉ gây đen da, mà chúng còn xâm nhập vào các tầng da, phá vỡ cấu trúc ADN tế bào, gây lão hóa (nhăn nheo, chảy xệ) và cả nguy cơ ung thư da đấy! Hơn nữa, “người hùng” Melanin lại không hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi tia UVA. Nhất định phải thoa kem chống nắng nhé!

Tia UV còn khiến làn da mất nước, xỉn màu và nổi mụn. Kem chống nắng có SPF phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa điều này. Tất cả mọi người nên mang kem chống nắng bên người. Bạn gái có thể chọn Kem chống Nắng M.O.C size nhỏ tiện lợi để dễ dàng bảo vệ làn da mọi lúc mọi nơi. 

cac-buoc-thoa-kem-chong-nang
Các bước thoa kem chống nắng đúng cách

Kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt?

Số cao hơn luôn hấp dẫn hơn nhỉ?! Nhưng khi nói đến kem chống nắng, chỉ số SPF cao không cho thấy khả năng bảo vệ kép. Chẳng hạn, kem chống nắng có SPF 15 ngăn chặn 93% tia UVB, trong khi SPF 30 bảo vệ bạn khỏi 97% tia UVB. Dẫu cho kem chống nắng có SPF 100 cũng chỉ ngăn chặn được 99% UVB.

Vì lẽ đó, không phải cứ SPF càng cao là càng tốt. Bạn cần chọn Kem chống nắng có SPF phù hợp tình trạng da, nhu cầu bảo vệ hơn là con số to lớn. Điển hình như da bạn đang nhạy cảm, dễ nổi mụn thì chỉ nên chọn SPF từ 35 – 45, vì chỉ số SPF càng cao đồng nghĩa hàm lượng chống nắng cao, dễ gây bít tắc lỗ chân lông, bí da nếu không được làm sạch. 

🌿 Xem thêm video từ Dược sĩ M.O.C để hiểu rõ chỉ số SPF nhé!

Làm thế nào để chọn kem chống nắng tốt nhất?

Kem chống nắng tốt nhất là kem chống nắng phù hợp với nhu cầu làn da nhất. Đừng nên chạy theo số đông mà lắng nghe làn da của bạn. Lần lượt điền thông tin sở thích như bảng gợi ý bên dưới, bạn sẽ có hình dung về kem chống nắng lý tưởng cho bản thân. Gét gô!!!

tieu-chi-chon-kem-chong-nang
Bảng lựa chọn kem chống nắng phù hợp

Dạng bào chế

Vô số hình thức kem chống nắng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của chị em phụ nữ, như xịt chống nắng, kem chống nắng, gel chống nắng, bột chống nắng, sữa chống nắng,…Chọn loại bào chế mà bạn cảm thấy ưa thích và thoải mái khi thoa (tối đa 2 lựa chọn). Ví dụ: Gel chống nắng, kem chống nắng.

Cần nói thêm, nếu bạn có làn da dễ nổi mụn trứng cá, dạng gel sẽ là một lựa chọn tốt. Nếu bạn bận rộn, có rất ít thì giờ có thể chọn loại xịt chống nắng. Nếu thường xuyên trang điểm, hãy chọn kem hoặc sữa chống nắng không gây đổ dầu và có thể thay thế lớp lót makeup (điển hình là Kem Chống Nắng Makeup M.O.C).

Thành phần hoạt tính

Bạn cần chọn kem chống nắng có thành phần phù hợp và được FDA cấp phép. Trong đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt kê 17 hoạt chất chống nắng được phép sử dụng (2 khoáng chất và 15 hóa chất tổng hợp). Mỗi thành phần hoạt tính có phổ bảo vệ độc đáo của riêng nó, một số ngăn chặn tia UVB, một số bảo vệ khỏi tia UVA và một số chất chặn được cả tia UVA và UVB. Đây là lý do tại sao bạn thường thấy trong kem chống nắng thường chứa nhiều thành phần hoạt tính chống nắng (thay vì chỉ 1-2 chất). Như vậy giúp kem chống nắng bảo vệ phổ rộng hơn, cả tia UVA và UVB. 

Tuy được cấp phép đến 17 thành phần chống nắng nhưng chỉ có khoảng 8 hoạt chất sau được ưu tiên sử dụng: Avobenzone, homosalate, octinoxate, octisalate, octocrylene, oxybenzone, titanium dioxide và zinc oxide. 

thanh-phan-pho-bien-kem-chong-nang
Các thành phần chống nắng được FDA cấp phép

Hiểu làn da của bạn

Hãy mua cho mình một loại kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn và không ảnh hưởng đến các vấn đề về da đang gặp phải. Nếu da bạn dễ bị mụn, kem chống nắng vật lý hoặc Vật lý lai Hóa học phù hợp. Nếu bạn có làn da khô, kem chống nắng hóa học là lý tưởng nhất. 

Chỉ số SPF

Trước khi mua kem chống nắng, hãy xem chỉ số SPF và cả PA. Điều này sẽ xác định kem chống nắng sẽ bảo vệ da của bạn trước UVA/UVB trong bao lâu. Nếu bạn là người thích phiêu lưu và thường tiếp xúc tia UV, hãy chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao từ 40 – 50. Nếu bạn ít khi ra ngoài hoặc chỉ đến văn phòng có thể chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 35 – 40. 

Chú ý tính năng kháng nước

Với thời tiết mưa nắng thất thường ở nước ta, chọn dòng kem chống nắng kháng nước tốt vô cùng cần thiết. Vì bạn sẽ dễ ra mồ hôi, gặp cơn mưa bất chợt hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Lúc này, nếu dùng kem chống nắng thông thường chúng sẽ bị rửa trôi ngay, làn da sẽ không được bảo vệ, lại lãng phí. Tính năng kháng nước giúp kem chống nắng bền lâu khi tiếp xúc nước, nhưng nhớ thoa lại 2 tiếng khi bạn tham gia các hoạt động ngoài trời nhé!

kem-chong-nang-spf-50
Kem Chống Nắng M.O.C SPF 50+ PA++++ kháng nước vượt trội

Hạn sử dụng

Nếu kem chống nắng đã quá hạn sử dụng hoặc cận date khoảng 2-3 tháng, đừng mua. Chúng sẽ không bảo vệ làn da của bạn tốt nhất đâu. Ngoài ra, hãy thông báo cho người bán nếu lỡ mua nhầm sản phẩm cận date để được đổi sản phẩm mới.

Cơ thể có hấp thu Vitamin D khi thoa kem chống nắng?

Tia UVB rất cần thiết và đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất Vitamin D. Một số nghiên cứu cho thấy rằng dùng kem chống nắng từ SPF 30 sẽ làm giảm sản xuất Vitamin D trong cơ thể tới 95%. Nên thường xuyên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng hấp thu Vitamin D, nói cách khác là thiếu hụt Vitamin D. Tuy nhiên, Vitamin D còn được bổ sung thông qua nhiều cách:

  • Thực phẩm như cá ngừ, hàu, tôm, cá thu, nấm, lòng đỏ trứng gà, sữa bò,…
  • Viên uống bổ sung Vitamin D (ưu tiên dạng D3 Cholecalciferol)
  • Phơi nắng trước 8 giờ sáng hàng ngày khoảng 10 phút

Do đó, bạn vẫn có thể vừa bổ sung Vitamin D vừa thoa kem chống nắng bảo vệ da. Vì hậu quả của việc không thoa kem chống nắng đáng sợ hơn nhiều.

Việc bôi kem chống nắng mỗi ngày đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng đây là bước quan trọng để duy trì sức khỏe làn da, ngăn lão hóa sớm. Dành thời gian tham quan khu vườn mỹ phẩm xanh của M.O.C để trải nghiệm vô số sản phẩm skincare phù hợp với bạn.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!

Hotline (Zalo): 0933 79 2425 

Fanpage: M.O.C Vietnam

Youtube:  MOC Viet Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Mua thêm 1000K để được Freeship

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG

You cannot copy content of this page