M.O.C Vietnam

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo MỤN THÂM, THU NHỎ LCL chỉ 449K

Sản phẩm chăm sóc da nhiều bọt. Nghi ngờ “hung thần” SLS/SLES ẩn mặt

Bạn có thể biết nhiều vị “hung thần” tiềm ẩn nhiều nguy hơn cơ này đấy, vì chúng có trong hầu hết các loại dầu gội và sản phẩm chăm sóc da của bạn! Natri Lauryl Sulfat (SLS) hoặc Natri Laureth Sulfat (SLES) tạo ra bọt có kết cấu xốp, khiến chị em khoái khoái khi mát xa trên da. Nhưng có biết đâu, để níu chút sung sướng đó mà làn da phải trả giá. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu vì sao nên tránh xa thành phần này khi chăm sóc da.

SLS là gì?

SLS là tên gọi phổ biến của Sodium Lauryl Sulphate, một chất hoạt động bề mặt được phát triển vào những năm 1930 để thay thế cho xà phòng bánh truyền thống. Bởi vì bánh xà phòng truyền thống lúc bấy giờ có nguyên liệu chính từ dầu và chất béo, nhưng trong giai đoạn Thế chiến thứ 2 (tháng 2 năm 1942), hai nguồn nguyên liệu này lại cực kỳ quý giá trong sản xuất lương thực và thực phẩm, nên các nhà nghiên cứu đã thay thế xà phòng bánh truyền thống bằng bột giặt (chất tẩy rửa tổng hợp) có chứa SLS để làm sạch quần áo. Giải thích thêm, chất hoạt động bề mặt có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt (ma sát) giữa hai vật liệu (hoặc phân tử). Nói một cách siêu đơn giản, nó khiến mọi thứ trở nên trơn mượt hơn.

tim-hieu-sls-la-gi
SLS được tạo thành từ: Natri Hydroxide, Axit Sulfuric và chuỗi Hydrocarbon

SLS được tạo thành từ một chuỗi hydrocarbon (dầu cọ, dầu dừa hoặc xăng) kết hợp với Axit Sulfuric (từ dầu mỏ) liên kết với một chất kiềm (Natri Hydroxide/Natri Carbonate). SLS có thể phân hủy chất béo và dầu mỡ để chúng dễ dàng bị cuốn trôi nên SLS được ưa chuộng trong các sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh, bao gồm cả mỹ phẩm làm sạch da.

SLES là gì? 

SLES (Natri Laureth Sulphate) là một hóa chất mang đặc tính giống với SLS. SLES là kết quả của quy trình ethoxylation (ethoxyl hóa) SLS. Ethoxyl hóa là quá trình phản ứng ethylene oxide với một chất hóa học để làm cho nó bớt khắc nghiệt hơn và thường được sử dụng trong các chất hoạt động bề mặt trong ngành mỹ phẩm.

sles-la-gi
SLES được tạo thành từ: Sodium Hydroxide, Axit Sulfuric, chuỗi Hydrocarbon và Ethylene Oxide

Ethylene oxide là một loại khí không màu, có mùi ngọt. Nó chủ yếu được sử dụng để sản xuất các hóa chất khác như SLES và chất chống đông. Nó cũng có thể được sử dụng làm thuốc trừ sâu và thuốc khử trùng vì khả năng làm hỏng ADN, đó là lý do tại sao nó được liệt kê là chất gây ung thư.

Quá trình ethoxyl hóa đã được biết là tạo ra 1,4 dioxan như một sản phẩm phụ của phản ứng hóa học. Thật không may, 1,4 dioxane được ghi nhận là chất gây kích ứng mắt, mũi và cổ họng ở người và liều lượng lớn hóa chất này được cho là gây tổn thương gan, thận và tổn thương ADN.

Vậy, sự khác biệt giữa hai hợp chất này là gì? 

SLS liên kết với các protein trên bề mặt da của bạn, chứng tỏ là chất gây kích ứng và dị ứng cho da nhiều hơn SLES. Có thể nói SLES là một phiên bản ít khắc nghiệt hơn của SLS. Tuy nhiên, về cơ bản, cả hai đều tạo nhiều bọt, bong bóng trong các bước chăm sóc da với mục đích làm sạch và tẩy rửa trong các sản phẩm vệ sinh.

Mặt khác, SLES có nguồn gốc từ SLS thông qua quá trình ethoxyl hóa và được sử dụng làm chất tẩy rửa, chất nhũ hóa, chất ổn định và chất hòa tan. Nó cũng thường được sử dụng thay thế cho SLS do các đặc tính bổ sung và chi phí sản xuất rẻ hơn nên được ưa chuộng hơn.

sls-sles-co-gi-khac
Sự khác nhau giữa SLS và SLES

Nếu một sản phẩm gắn nhãn hoặc truyền thông SLS FREE và SLES FREE (Không chứa SLS và SLES) nghĩa là sản phẩm không chứa SLS hoặc SLES, nhưng vẫn có thể chứa một số gốc sunfat khác hoặc các hóa chất khác có đặc tính gần giống SLS/SLES.

Nếu sản phẩm nói rằng SLS FREE (không chứa SLS) thì có thể chứa SLES và tương tự khi gắn nhãn SLES FREE (không chứa SLES), có khả năng chứa SLS. Cả hai chất này cũng có thể được thay thế bằng các chất hoạt động bề mặt khác, an toàn và thân thiện với làn da hơn. 

SLS/SLES xuất hiện trong sản phẩm chăm sóc da nào?

Như đã đề cập, SLS là một chất hoạt động bề mặt, nghĩa là chúng có khả năng phá vỡ sức căng bề mặt của nước và tách các phân tử khác nhau, từ đó tạo ra bọt trên da. Phản ứng này giúp loại bỏ các mảnh vụn, bụi bẩn và dầu nhờn ở bề mặt, đó là lý do được thêm vào các sản phẩm làm sạch cho mặt, tóc và cơ thể.

san-pham-chua-sls-sles
Các sản phẩm thường chứa SLS – SLES

Các sản phẩm có chứa sulfat bao gồm (và hãy chuẩn bị tinh thần vì danh sách này dài vô tận):

Xà phòng: Cả hai hóa chất này thường được sử dụng trong xà phòng giá khá rẻ. Và thường xà phòng thông thường có thể chứa lượng lớn SLS/SLES đến 40% trọng lượng của thanh hoặc bánh xà phòng để đạt được khả năng làm sạch, nhưng cũng vì đó mà gây khô da. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy xà phòng thiên nhiên dễ dàng, hãy ưu tiên loại chiết xuất tự nhiên, ít bọt nếu có làn da dễ kích ứng.

Sữa tắm: Hầu như sữa tắm nào cũng sử dụng chất hoạt động bề mặt. Sữa tắm về cơ bản được tạo thành từ nước, chất hoạt động bề mặt, chất tạo màu và mùi hương. SLS & SLES còn có mục đích khác (ngoài chất hoạt động bề mặt), còn được thêm vào như một chất nhũ hóa giúp nước và dầu dễ dàng trộn lẫn với nhau.

Bubble Bath: Còn gọi là sữa tắm bồn nhiều bọt và có khả năng nhũ hóa các loại tinh dầu thơm vào hỗn hợp. Một sản phẩm phổ biến với những ai yêu thích tắm bồn, tuy nhiên, cần hạn chế vì chúng có thể làm khô da, gây hại cho mắt (nếu dính vào).

Kem đánh răng: Được sử dụng làm chất tạo bọt và nhũ hóa các thành phần với nhau. Nếu hàm lượng SLS cao có thể gây kích ứng và loét miệng. Do đó, ưu tiên các sản phẩm kem đánh răng có chiết xuất thiên nhiên tại đơn vị uy tín để đảm bảo an toàn bạn nhé.

Miếng dán Nicotin: Được sử dụng để cai thuốc lá với cơ chế giải phóng nicotine vào cơ thể qua da. 

Dầu gội: Một công thức dạng lỏng khác thường chứa SLS hoặc SLES, được sử dụng để làm sạch tóc, nhưng cũng có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên cần thiết của tóc. Có một số loại SLS FREE (không chứa SLS) nhưng những loại này cũng thường chứa các chất hoạt động bề mặt thay thế như Natri Olefin Sulfonate, về mặt kỹ thuật không phải là sunfat nhưng vẫn là chất hoạt động bề mặt hóa học. Về cơ bản, các công ty lớn đang thay thế các chất hoạt động bề mặt mang tên SLS bằng những chất mà mọi người có thể chưa từng nghe nói, có thể an toàn hơn hoặc không (!)

Kem cạo râu: SLS & SLES đều là chất tẩy rửa đầu tiên với đặc tính có thể tạo ra nhiều bọt. Đây là lý do tại sao chúng thường được sử dụng trong kem cạo râu, vì khả năng tạo nhiều bọt. Những thành phần này cũng có thể được sử dụng vì chúng có thể nhũ hóa dầu thơm vào nước dùng để tạo bọt cạo râu.

Kem và nước thơm: Kem dưỡng tay, kem dưỡng da mặt, kem chống nắng, kem tẩy lông, sữa dưỡng,…cũng có thể chứa SLS/SLES với chức năng nhũ hóa các thành phần với nhau và giữ cho chúng trộn lẫn với nhau. Kem chủ yếu là hỗn hợp của nước và dầu, đó là lý do tại sao chúng cần được nhũ hóa với nhau, nếu không chúng sẽ tách ra. 

Mỹ phẩm trang điểm: Những thành phần này được sử dụng để giữ cho lớp trang điểm ổn định và pha trộn các thành phần khác nhau với nhau.

Ngoài các bước làm sạch da, SLS/SLES còn xuất hiện ở các sản phẩm như: Thuốc nhuộm tóc, Gel tạo kiểu tóc, Dầu tắm hoặc muối, Tẩy tế bào chết, Son dưỡng môi, Sản phẩm làm trắng răng, Nước súc miệng, Nước rửa tay, Tẩy trang,…

Lượng sunfat trong các sản phẩm chăm sóc da có thể dao động từ 0.01% đến 50%, tùy thuộc vào nhà sản xuất. Với đặc tính làm sạch và nhũ hóa hiệu quả, không có gì ngạc nhiên khi các thương hiệu làm đẹp chọn sử dụng SLS/SLES cho sản phẩm của họ.

Vậy, tác hại của SLS và SLES là gì?

SLS/SLES được gọi là chất hoạt động bề mặt, có thể làm cầu nối giữa dầu và nước. SLS & SLES phân hủy hầu hết chất béo và dầu mỡ, bao gồm dầu tự nhiên trên da. Do đó, chúng không tốt cho da vì lấy đi lớp dầu tự nhiên của da, phá vỡ hàng rào bảo vệ da (màng lipid), làm da mất nước nhanh chóng, gây khô căng và nguy cơ viêm da, chàm. 

tac-hai-cua-sls-sles
Tác hại thường thấy khi sử dụng sản phẩm chứa nhiều SLS – SLES

Bạn thấy đấy, đam mê sữa rửa mặt tạo bọt đồng nghĩa là chứa nhiều SLS giúp tạo bọt trên da, có thể tạo ra những thay đổi nghiêm trọng ở lớp biểu bì, từ làm mất nước, làm mỏng lớp biểu bì đến gây khô căng, kích ứng. Chính sự tổn thương này sẽ khiến hàng rào bảo vệ tự nhiên (màng lipid) suy yếu, da dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, vi sinh vật, bụi mịn, kim loại nặng,…và sinh mụn thâm.

Tác hại của SLS

Bên cạnh việc gây kích ứng da, SLS còn làm khô da. Nói một cách khoa học, hợp chất này làm cho lớp biểu bì của bạn mỏng hơn, tăng tốc độ luân chuyển và mất nước, giảm sự trưởng thành và kích thước của tế bào sừng (một phần thiết yếu của hàng rào bảo vệ da), đồng thời tăng tốc hoạt động của protease gây viêm trong da.

Theo thuật ngữ thông thường, SLS làm căng và loại bỏ lớp dầu tự nhiên, đồng thời khiến da bong tróc, gây ngứa ngáy, nguy cơ dẫn đến chàm và viêm da. Đối với một số người, việc tiếp xúc liên tục với SLS có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng hơn như da đổ dầu nhiều hơn để bù đắp lượng dầu hoặc nước bị mất, dẫn đến bí tắc lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá. Hơn nữa, nếu bạn là người thường xuyên bị mụn ẩn, mụn đầu trắng hoặc đầu đen, nguyên nhân có thể là do tiếp xúc lâu với sản phẩm chứa SLS. 

sles-sles-anh-huong-hang-rao-bao-ve-da
SLS làm hư hại hàng rào bảo vệ da (màng lipid)

Tác hại của SLES

Các nghiên cứu cho thấy SLES làm tăng kích ứng da, mẩn đỏ và tổn thương hàng rào bảo vệ tự nhiên. Do tính chất tạo bọt của SLES mà có thể tạo ra những vết tổn thương siêu nhỏ trên hàng rào bảo vệ da và cơ hội cho bụi bẩn, vi khuẩn tấn công, gây mụn (cơ chế tương tự SLS).

SLES không chỉ gây kích ứng và khô da mà còn hoạt động như một chất gây ung thư tiềm ẩn. Vấn đề chính với SLES là ethoxyl hóa. Trong quá trình sản xuất này, SLES có thể bị nhiễm 1,4-dioxane, có khả năng thúc đẩy hình thành ung thư. Thực tế là—SLES phải được hút chân không để tránh nhiễm bẩn, nhưng không có cách nào để biết liệu sản phẩm bạn đang dùng có minh bạch trong quy trình sản xuất của họ hay không. Mặc dù đây không phải là nguyên nhân chính tăng nguy cơ ung thư, nhưng tốt nhất vẫn là không dùng SLS và SLES. 

tac-hai-cua-sles
Những ảnh hưởng tiêu cực của SLES đến làn da và sức khỏe

Giải pháp thay thế SLS và SLES trong làm sạch da

Một số lựa chọn thay thế đáng chú ý cho các sulfat này bao gồm các biện pháp tự nhiên. Cố gắng mua xà phòng và dầu gội dạng thanh thay vì dạng lỏng hoặc chọn loại dạng dầu. Ưu tiên các sản phẩm vệ sinh da (Sữa rửa mặt, nước tẩy trang,…) không tạo bọt, không chứa SLS/SLES nhằm bảo đảm độ dịu nhẹ cho da, nhất là với làn da nhạy cảm, da mụn.

giai-phap-lam-sach-da-thay-the-sls-sles
Các giải pháp làm sạch thay thế SLS/SLES

Cuối cùng, lời khuyên tốt nhất mà M.O.C có thể dành cho bạn là ủng hộ các thương hiệu không chứa sulfat, an toàn và tôn trọng tính toàn vẹn của cấu trúc da (không gây xâm lấn hay bào mòn da). Nếu đã từng trải nghiệm sản phẩm M.O.C, bạn sẽ cảm nhận sữa rửa mặt cho da khô hay da dầu mụn đều có độ dịu mát, lành tính và thân thiện cao. Ở khu vườn Xanh của chúng tôi có vô số Combo tiết kiệm để bạn gái thoải mái chăm sóc da tại nhà mà không “đau ví”. Tiêu biểu là COMBO RAU MÁ LÊN MEN với khả năng sạch sâu, dịu nhẹ và cân bằng ẩm tự nhiên với công nghệ Micellar và Lên Men tiên tiến. 

combo-rau-ma-len-men-moc-lam-sach-da
Combo Rau Má Lên Men M.O.C với bộ 3 sạch sâu – cân bằng ẩm

Gốc Sunfat không cần thiết đối với bước làm sạch của bạn, ngoại trừ tạo bọt và gây khô da, hư hao màng lipid tự nhiên. Do đó, hãy loại bỏ dần các sản phẩm có chứa sulfat khỏi danh sách chăm sóc da của bạn và xem liệu có sự khác biệt đáng chú ý nào về cảm giác trên da hay không. Chúng tôi đảm bảo với bạn rằng bạn sẽ ít bị kích ứng hơn, giảm mụn hơn đấy!


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!

Hotline (Zalo): 0933 79 2425 

Fanpage: M.O.C Vietnam

Youtube:  MOC Viet Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG