Chăm sóc da mụn, đừng bỏ qua sản phẩm Non-comedogenic
Mục lục
Khi nhắc đến Non-comedogenic có nghĩa là các sản phẩm bao gồm dòng chăm sóc da và mỹ phẩm nói chung không gây bít tắc lỗ chân lông, không gây mẩn đỏ, nổi mụn, dĩ nhiên, chúng an toàn với làn da. Điều này hữu ích cho những bạn trót sở hữu da mụn, da nhạy cảm hoặc mỏng đỏ yếu lựa chọn mỹ phẩm skincare phù hợp, lành tính với làn da của mình. Từng gây cơn sốt trong cộng đồng làm đẹp, bản chất thực sự sản phẩm non-comedogenic là gì?! Dấu hiệu nhận biết mỹ phẩm Non-comedogenic?! M.O.C sẽ tiết lộ ngay bài viết này.
Thế nào là sản phẩm chăm sóc da không gây kích ứng?
Thành phần hay công thức non-comedogenic không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, do đó, không khiến da nổi mụn (đầu đen, đầu trắng, mụn ẩn, mụn trứng cá). Còn các chất có thể gây ra mụn trứng cá, hoặc lỗ chân lông bị tắc, được gọi là comedogenic (chất gây mụn).
Một số ví dụ về các thành phần non-comedogenic bao gồm Lô hội, Vitamin C và Glycerin. Một số thành phần gây mụn có trong mỹ phẩm phổ biến là bơ ca cao, lanolin, dầu dừa và dầu mầm lúa mì.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không quy định việc sử dụng thuật ngữ “non-comedogenic”. Điều này có nghĩa là không có định nghĩa tiêu chuẩn nào về non-comedogenic cũng như những sản phẩm được dán nhãn non-comedogenic chưa chắc đã trải qua những thử nghiệm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, bạn sẽ tìm được thông tin hữu ích tại bài chia sẻ này:
- Danh sách các thành phần có thể gây dị ứng, bít tắc lỗ chân lông
- Cách chăm sóc da mụn, da nhạy cảm tại nhà
Cách kiểm tra sản phẩm chăm sóc da mụn Non-comedogenic
Kiểm tra nhanh và đơn giản nhất là hãy xem trên nhãn dán sản phẩm có ghi dòng chữ Non-comedogenic hay không. Cảm nhận bằng cảm quan thường sẽ không cho kết quả chính xác. Có một số sản phẩm kết cấu lỏng, nhờn không hề chứa các thành phần gây mụn, trong khi các sản phẩm nhẹ, thẩm thấu nhanh thì lại có.
Để xác định rõ hơn, lời khuyên là bạn hãy đọc kỹ các thành phần được ghi trên bao bì của sản phẩm. Bất kỳ thành phần nào có điểm từ 2 trở xuống đều được coi là không gây kích ứng, không gây bít tắc lỗ chân lông. Dù vậy hãy chỉ xem đây là một cách tham khảo vì một số thành phần có thể có số điểm cao hơn thì sản phẩm vẫn an toàn, tùy thuộc vào công thức và hàm lượng chất đó được sử dụng thực sự trong thành phẩm.
Non-comedogenic có thực sự không gây bít tắc lỗ chân lông không?
Ngay cả những sản phẩm không gây kích ứng cũng có thể làm bít tắc lỗ chân lông ở một số người. Vì vậy, nếu có tình trạng xuất hiện nhiều mụn đầu đen, mụn đầu trắng và sưng tấy sau khi sử dụng một sản phẩm nhất định, ngay cả khi sản phẩm được dán nhãn Non-comedogenic, bạn cũng nên ngừng sử dụng và lắng nghe làn da, lựa chọn cách an toàn để chăm sóc. Ngoài ra, không phải cứ sản phẩm không được dán nhãn là noncomedogenic thì có nghĩa nó không an toàn hay dễ gây bít tắc. Nếu nàng đã có thói quen sử dụng một loại sản phẩm nào đó trong nhiều năm và cảm thấy phù hợp, không cần thiết phải từ bỏ hay thay thế bằng sản phẩm khác.
Thực ra, đứng ở cương vị người tiêu dùng, rất khó để xác nhận một sản phẩm có phù hợp hay không, có đạt chuẩn A hay B hay không, huống chi tiêu chí Non-comedogenic lại chưa được công nhận bởi bất kỳ tổ chức uy tín nào. Thế nhưng, nhờ có khái niệm (trào lưu) này mà bạn có thể loại trừ được một số sản phẩm chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông, gây mụn.
Bước 1: Đảm bảo sản phẩm cần mua đến từ thương hiệu, đơn vị uy tín. Bởi bước 1 không chắc chắn thì các bước tiếp theo vô nghĩa. Một đơn vị không có uy tín thì mọi thông tin họ cung cấp đều “ảo”, không giá trị. Xác định thông qua: Giấy phép kinh doanh, giấy công bố sản phẩm, số năm kinh nghiệm, cách thể hiện nội dung/hình ảnh, cách tư vấn, feedback khách sử dụng thật,…
Bước 2: Sản phẩm non-comedogenic không chứa thành phần gây kích ứng, độc hại hay gây bít tắc lỗ chân lông như sữa rửa mặt cho da mụn, mặt nạ/kem trị mụn,…
Sản phẩm không gây kích ứng và sản phẩm không chứa dầu có phải cùng một loại?
Câu trả lời là không nàng nhé, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Oil free (Không chứa dầu) có nghĩa là sản phẩm không chứa bất kỳ loại dầu nào. Một số người cho rằng da dầu là thủ phạm chính gây ra mụn, nên tất cả các loại dầu có trong mỹ phẩm đều là nguyên nhân tạo mụn. Các công thức không chứa dầu đôi khi chỉ là chiêu thức để các hãng mỹ phẩm thu hút những người có làn da dầu. Chứ nguyên nhân gốc rễ vẫn là do bít tắc lỗ chân lông bởi tế bào chết, bụi bẩn, dầu thừa,…tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, gây mụn.
Một số loại dầu vẫn ổn áp với da nhờn như tinh dầu Jojoba, dầu cây rum, dầu hạnh nhân,…quan trọng là cách chăm sóc da mụn tại nhà của bạn ra sao. Hãy thật khách quan giải quyết vấn đề bạn nhé!
Sau đây là phần cần thiết – Bảng thành phần gây bít tắc lỗ chân lông, nổi mụn được tổng hợp từ nhiều nghiên cứu:
Kể từ sau khi Ủy ban Châu Âu cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật vào năm 2013, các nhà khoa học đã bắt đầu sử dụng một phương pháp mới để xác định thành gây mụn. Phương pháp này được gọi là mô hình QSAR. Trong đó người ta sử dụng một máy tính để dự đoán thành phần có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông hay không dựa trên cấu trúc phân tử của nó.
Noncomedogenic vẫn đang được nhắc đến rất nhiều như một chủ đề “hot” trong giới làm đẹp, nhưng thực sự không có gì là thần kỳ ở đây hết. Chỉ sử dụng các sản phẩm không gây kích ứng cũng không giúp quét sạch được đám mụn cứng đầu. Vì vậy, nếu bạn muốn trị mụn triệt để, các sản phẩm chăm sóc da mụn đặc hiệu sẽ cho hiệu quả rõ rệt nhất. Với các tình trạng mụn bệnh lý, mụn thâm niên, lời khuyên tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia ngành chăm sóc da để được xem xét và tư vấn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!
Hotline (Zalo): 0933 79 2425
Fanpage: M.O.C Vietnam
Youtube: MOC Viet Nam