Mẹo đọc hiểu nhãn kem chống nắng. Đâu là lựa chọn tốt nhất cho bạn?
Mục lục
Bức xạ tia cực tím là nguyên nhân của 95% tổng số ca ung thư da ở Úc. Ung thư da cũng là loại ung thư phổ biến ở Hoa Kỳ (Theo CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh). Ở Việt Nam, dù tỷ lệ ung thư da không cao nhưng tỷ lệ tử vong đối với người ung thư da rất cao (đến 62%) theo Globocan 2020. Nghĩa là, nếu đã mắc phải ung thư da (khối u ác tính thì nguy cơ chữa khỏi rất ít.
Trước những rủi ro nguy hiểm khi tiếp xúc tia UV, kem chống nắng trở thành thứ bắt buộc phải có trong hầu hết các gia đình. Kem chống nắng làm giảm lượng bức xạ tia cực tím đến da bằng cách hình thành rào cản để hấp thụ hoặc phản xạ tia UV, ngăn ngừa tổn thương cho các tế bào.
Tuy nhiên, với thị trường kem chống nắng đa dạng như hiện nay, việc tìm ra sản phẩm chân ái khiến người dùng tung hỏa mù. Do đó, kỹ năng đọc hiểu nhãn kem chống nắng hết sức cần thiết, giúp bạn lựa chọn chính xác, nhanh chóng mà không phải đau đầu. Theo tìm hiểu, chỉ khoảng 43% số người dùng kem chống nắng hiểu được ý nghĩa của SPF, PA, Broad-spectrum hay water resistant,…
Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn, khách quan cũng như hiểu nhanh về các thuật ngữ, chỉ số cơ bản về kem chống nắng. Từ đó bạn sẽ tìm ra được sản phẩm ưng ý và bảo vệ da hiệu quả hơn.
Tại sao đọc hiểu nhãn kem chống nắng quan trọng?
Để biết kem chống nắng nào đó có an toàn hay không, hãy xem xét chúng đáp ứng tất cả các yêu cầu của Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa.
Vào năm 2011, FDA đã thông qua các quy định để giúp các doanh nghiệp tuân thủ và hiểu các quy tắc ghi nhãn và thử nghiệm đối với kem chống nắng. Các sản phẩm đã được FDA chấp thuận nghĩa là đã trải qua các thử nghiệm cụ thể về hiệu quả và độ an toàn, cụ thể là thử nghiệm SPF và khả năng quang phổ rộng. Quy tắc mới này cũng khiến các nhà sản xuất không thể dán nhãn các sản phẩm kem chống nắng với ngôn ngữ cường điệu mà sản phẩm không có, bao gồm Water resistant (không thấm nước), Broad-spectrum (quang phổ rộng). Tất cả các sản phẩm kem chống nắng uy tín, an toàn phải đáp ứng các tiêu chí này. Do đó, đọc hiểu nhãn dán (bao bì) là phương pháp quan trọng để xác định tính năng thực sự của kem chống nắng.
Ngay bên dưới là các tiêu chí cần quan tâm và được các thương hiệu công khai trên tuýp kem chống nắng. Cùng M.O.C khám phá ngay nhé!
Sun Protection Factor (SPF)
SPF là viết tắt của cụm từ Sun Protection Factor, là thước đo khả năng ngăn chặn tia UVB (loại tia cực tím gây cháy nắng) gây hại cho da của kem chống nắng. Nói một cách khác, SPF là thước đo thời gian mà một người có thể tiếp xúc tia UVB trước khi da bị bỏng (cháy nắng).
Giả sử không có kem chống nắng, da bạn bắt đầu ửng đỏ sau 15 phút. Về mặt lý thuyết, SPF 30 sẽ cho phép bạn ở ngoài nắng lâu hơn 30 lần mà không bị bỏng. Có nghĩa là thời gian tối đa bạn có thể tiếp xúc với UVB là 15ph x 30 = 450 phút, tương đương 7.5 giờ.
Nhưng con số 7.5 giờ được xác định dựa trên công thức ở phòng thí nghiệm. Thực tế, bất kể SPF là bao nhiêu, kem chống nắng sẽ dần giảm hiệu quả bảo vệ theo thời gian bởi các yếu tố, bao gồm:
- Mức độ tia cực tím càng cao, da càng nhanh bị tổn thương và cháy nắng nhanh hơn
- Loại da của từng người, da trắng sẽ cháy nắng nhanh hơn da sẫm màu
- Tiếp xúc với nước, mồ hôi, mưa hoặc quá trình sấy khô,…cũng làm rửa trôi, giảm tác dụng của kem chống nắng
Vì vậy, bạn cần phải bôi lại sau mỗi 2-3 giờ hoặc ngay sau khi bơi, đổ mồ hôi nhiều. Sử dụng hàng ngày kem chống nắng có chỉ số từ SPF 30 có thể làm giảm khoảng 80% nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy (ung thư tồn tại trên bề mặt da) và giảm nguy cơ ung thư hắc tố (ung thư tồn tại bên trong cơ thể), theo Tổ chức Ung thư Da.
Cũng lưu ý rằng, không cần dùng kem chống nắng có SPF trên 50. Vì sẽ không có kem chống nào ngăn chặn 100% UVB cả. Tổ chức Ung thư Da khuyến nghị luôn sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 35 đến 50 khi tiếp xúc với tia UV. Vì SPF quá cao đồng nghĩa hàm lượng thành phần chống nắng cao, dễ gây bít tắc lỗ chân lông, sinh mụn nếu vệ sinh không kỹ vào cuối ngày.
PA (protection grade of UVA)
Đây là chỉ số mà nhiều người bỏ quên khi đọc hiểu nhãn kem chống nắng. PA là viết tắt của “Protection Grade of UVA”. Nếu SPF biểu thị khả năng ngăn chặn UVB, thì UVA chỉ ra khả năng ngăn chặn tia UVA, tia có bước sóng dài nhất và xuyên vào sâu bên trong da. Tia UVB làm cho da tối màu, bỏng rát thì tia UVA gây ra phần lớn thiệt hại về ADN, phá hủy Collagen. Trong một thời gian dài – cho đến những năm 1990 – mọi người không nhận ra tia UVA có hại như thế nào. Hóa ra, chúng là nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu lão hóa và ung thư da. Chúng cũng chiếm phần lớn năng lượng của mặt trời chiếu xuống mặt đất (đến 95%).
Hệ thống xếp hạng PA ban đầu được thiết lập ở Nhật Bản như một phương pháp thông báo cho người tiêu dùng về mức độ bảo vệ của kem chống nắng. Hệ thống đánh giá như sau:
PA+ = Một phần bảo vệ khỏi tia UVA
PA++ = Chống tia UVA vừa phải
PA+++ = Bảo vệ khỏi tia UVA cao
PA++++ = Chống tia cực tím cực cao
Những xếp hạng này tương quan trực tiếp với “Sạm màu dai dẳng” (PPD), dùng để chỉ thời gian cần thiết để da bị rám nắng. Nếu sản phẩm của bạn có PPD là 2, thì thời gian để da bạn rám nắng khi được bảo vệ sẽ lâu gấp 2 lần so với thời gian sẽ mất khi không được bảo vệ. Nếu sản phẩm của bạn có PPD là 5, thì thời gian đó sẽ dài gấp năm lần. Cụ thể như sau:
PA+ = PPD giữa 2 và 4
PA++ = PPD từ 4 đến 8
PA+++ = PPD từ 8 đến 16
PA++++ = PPD từ 16 trở lên
Nhật Bản bắt đầu triển khai hệ thống tính điểm PA vào năm 1996 và hệ thống này đã được nâng cấp để bao gồm chỉ số bảo vệ cao nhất hiện tại là PA++++ vào năm 2013. Lưu ý rằng không phải tất cả các quốc gia đều đã nâng cấp lên thành PA++++ (PA 4 cộng). Một số quốc gia chỉ mới PA+++ (PA 3 cộng). Do đó, trải nghiệm Kem chống nắng M.O.C với hệ số bảo vệ SPF 50 PA++++ là ở mức bảo vệ da tối ưu nhất hiện nay.
Water-resistant (Khả năng kháng nước)
Thuật ngữ này có ý nghĩa là kem chống nắng cho da dầu hay da khô có khả năng bảo vệ làn da của bạn trước tia UV ngay cả khi bạn ở dưới nước (hoặc tiếp xúc với nước).
Nếu kem chống nắng được dán nhãn water resistant thì kem chống nắng đó đã được thử nghiệm để duy trì hiệu quả ngăn chặn UV từ 40 đến 80 phút sau khi tiếp xúc với nước hoặc mồ hôi. Và không có loại kem chống nắng nào “không thấm nước” hoặc “không thấm mồ hôi” (thường được gọi là waterproof) hoàn toàn, FDA nghiêm cấm các điều khoản này. Các nhãn hàng chỉ có thể dùng từ kháng nước, kháng mồ hôi (Water-resistant) chứ không được dùng Waterproof để quảng bá cho sản phẩm.
Kem chống nắng có khả năng kháng nước sẽ không bị rửa trôi khi bơi lội hoặc tập thể dục, miễn là kem không bị lau đi. Mặc dù nhãn có thể ghi rằng kem chống nắng có khả năng Water-resistant trong 4 giờ, nhưng bạn vẫn cần thoa lại kem sau 2-3 giờ và sau khi bơi, đổ mồ hôi hoặc lau khô bằng khăn nhằm duy trì mức độ bảo vệ như cũ. Bạn nên thoa kem trước tối thiểu 15 phút (đối với mặt) và trước 20 phút (toàn thân) khi tiếp xúc tia cực tím nhé!
Broad-spectrum (Quang phổ rộng)
Nhãn có ghi Broad-spectrum (quang phổ rộng) có nghĩa là kem chống nắng phổ rộng ngăn chặn được cả UVB và UVA. Cả hai loại tia này đều góp phần gây cháy nắng, lão hóa da, tổn thương mắt, khối u ác tính và các bệnh ung thư da khác. Trong đó, tia UVA thâm nhập vào da sâu hơn tia UVB và là nguyên nhân chính gây ra nếp nhăn, chảy xệ và các dấu hiệu lão hóa khác. Tia UVB làm hỏng bề mặt da và là nguyên nhân chính gây cháy nắng, tối màu.
Phổ rộng có nghĩa là kem chống nắng có khả năng bảo vệ chống lại cả bức xạ UVA và UVB.
Kem chống nắng vật lý và hóa học
Hai loại thành phần ngăn chặn tia cực tím chính là Vật lý (khoáng chất) và Hóa học. Một số chuyên gia thường sử dụng thuật ngữ “hữu cơ” và “vô cơ” để mô tả hai loại này.
Kem chống nắng hóa học hoạt động như miếng bọt biển, hấp thụ tia UV và chuyển đổi tia UV thành nhiệt. Kem chống nắng Vật lý như một lá chắn phân tán và phản xạ tia UV của mặt trời.
Các thành phần hóa học thường là cồn, lipophilic (hòa tan trong chất béo) hoặc kết hợp cả hai và thường bao gồm một số kết hợp của các thành phần sau để ngăn bức xạ tia cực tím gây hại cho da: Oxybenzone, avobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate và octinoxate.
Các thành phần vật lý có trong tự nhiên, như oxit kẽm và titan dioxit, ngăn chặn tia UV trước khi chúng có thể xuyên qua da bạn. Các thành phần vật lý có thể ít gây kích ứng da hơn các thành phần hóa học, nhưng cả hai loại đều đã được thử nghiệm là an toàn và hiệu quả. Một số sản phẩm kết hợp hai loại thành phần này, gọi là Kem chống nắng Vật lý lai Hóa học.
Thành phần kem chống nắng nào cần tránh?
FDA đề xuất rằng 10 thành phần thường thấy trong kem chống nắng cần bổ sung dữ liệu từ thử nghiệm an toàn và hiệu quả. Các hóa chất cần tránh trong kem chống nắng bao gồm:
Avobenzone
Homosalate Octinoxate Octocrylene Cinoxat |
Dioxybenzone
Ensulizole Meradimate Padimate O Sulisobenzone |
Hãy tránh xa các thành phần này để tránh những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như rối loạn nội tiết, các vấn đề sinh sản,…Thay vào đó, bạn nên mua kem chống nắng không chứa các thành phần trên và giàu chiết xuất thiên nhiên dịu lành để nuôi dưỡng, bảo vệ da toàn diện.
Kem Chống Nắng M.O.C ứng dụng công nghệ GELTRAP™ nên nền da rất thoáng nhẹ, thấm nhanh, không bí rít và khả năng kháng nước vượt trội. Sở hữu 4 màng lọc chống nắng Vật lý – Hóa học giúp ngăn chặn UVA, UVB, bụi mịn vượt trội. Đồng thời giàu chiết xuất thiên nhiên (Cúc La Mã, Lô hội,…) nuôi dưỡng da trắng sáng, dịu da, giảm kích ứng tối đa. Kem chống nắng nâng tone M.O.C có thể thay thế lớp lót trang điểm. Thoa kem đến đâu sẽ khô nhanh sau 1-3 phút, da tệp vào da như da mộc.
Không có phương pháp chống nắng đơn lẻ nào có thể bảo vệ bạn một cách hoàn hảo. Quần áo là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại ánh nắng mặt trời, mang lại sự bảo vệ nhất quán không bị hao mòn theo thời gian hoặc thay đổi tùy theo thời gian trong ngày. Đừng quên đội mũ và đeo kính râm chống tia cực tím. Thoa kem chống nắng lên bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể để lộ ra ngoài cũng là chìa khóa để chống nắng.
Ở ngoài nắng càng lâu, da bạn càng tiếp xúc với tia cực tím (UV) có hại. Mặt trời có cường độ cao nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì vậy bạn nên tìm bóng râm hoặc hạn chế các hoạt động ngoài trời trong thời gian này. Tia UV có thể xuyên qua quần áo sáng màu, kính chắn gió, cửa sổ và mây. Tia UV cũng gia tăng cường độ khi phản chiếu từ cát, nước, tuyết, băng và mặt đường. Để an toàn, hãy thoa kem chống nắng tối thiếu 15 phút trước khi ra ngoài và thoa lại 2-3 giờ nghen.
- Mặc quần áo chống nắng, váy chống nắng che càng nhiều da càng tốt. Điều này cung cấp sự bảo vệ tốt nhất
- Thoa kem chống nắng SPF 35 trở lên, quang phổ rộng, kháng nước tốt
- Đội mũ vành rộng hoặc kính chống UV để bảo vệ mặt, đầu, cổ và tai
- Tìm bóng râm, chỗ mát nhằm tránh tiếp xúc tia UV quá lâu
- Dùng viên uống chống nắng nếu da của bạn không thể thoa được kem chống nắng
Bạn thấy đấy, đọc hiểu Kem chống nắng không hề khó chỉ là bạn có chịu khó tìm hiểu hay không?! Kem chống nắng tốt nhất hiện nay chính là chai kem phù hợp với làn da và ví tiền của bạn. Nếu chưa tìm được kem chống nắng chân ái, đừng ngại chia sẻ tình trạng da, Dược sĩ M.O.C sẽ tư vấn ngay cho bạn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!
Hotline (Zalo): 0933 79 2425
Fanpage: M.O.C Vietnam
Youtube: MOC Viet Nam