M.O.C Vietnam

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo MỤN THÂM, THU NHỎ LCL chỉ 449K

14 lầm tưởng về kem chống nắng khiến da lão hóa sớm

Kem chống nắng đã có một chặng đường dài, bắt đầu là dòng kem chống nắng tạo lớp nền dày cộm, dễ rửa trôi & chỉ có SPF = 2. Bởi lẽ lúc mới ra, kem chống nắng chỉ cần đáp ứng nhu cầu căn bản nhất là chống UV, bảo vệ da. Hiện nay trên thị trường có hàng nghìn lựa chọn kem chống nắng với chỉ số SPF đa dạng đến 50++ cùng sự phong phú về chủng loại, cơ chế. Vô số nghiên cứu đã được chứng minh hiệu quả chống UV mạnh mẽ của kem chống nắng, tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều lầm tưởng về chúng. Cùng M.O.C cởi bỏ những lầm tưởng để bảo vệ da đúng cách, để một tuýp kem chống nắng được phát huy trọn vẹn công năng đúng khoa học.

1. Kem chống nắng bảo vệ làn da tuyệt đối trước UV

Kem chống nắng không thể bảo vệ da hoàn toàn trước tia UV, kể cả khi bạn thoa kem chống nắng có SPF 100 lên toàn bộ cơ thể. Loại kem chống nắng với SPF cao nhất cũng chỉ ngăn chặn khoảng 99% tác động của tia UV, và khả năng bảo vệ này sẽ giảm dần khi lớp chống nắng ở lâu trên da (một phần vì bị rửa trôi do mồ hôi/nước, một phần là phản ứng với tia UV). Do đó, chúng ta cần phải thoa kem chống nắng cứ sau mỗi 2-3 tiếng, nhằm đảm bảo da an toàn trước tác động của UV.

Ngoài ra, đừng chỉ dựa vào mỗi kem chống nắng, bạn cần trang bị chống nắng cơ học như áo khoác, dù, mũ (nón), quần áo dài, tránh tiếp xúc trực tiếp UV (đặc biệt là khoảng thời gian từ 10h – 16h).

kem-chong-nang-bao-ve-da-truoc-uv
Kem chống nắng không bảo vệ da tuyệt đối và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

2. Kem chống nắng không cần thiết lúc trời râm mát hoặc mưa gió

Sự hình thành mây là do hơi nước tích tụ, vì vậy, mây không có khả năng che chắn tia UV. Trời không nắng, bạn không cảm thấy nóng, không có nghĩa là tia UV biến mất cùng với ánh nắng nhìn thấy (ánh sáng khả kiến). Trên thực tế, tia UV là những bức xạ không màu, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Tia UV tồn tại cả lúc trời râm mát hay mưa gió, đi xuyên qua các đám mây, phản chiếu đến da, xâm nhập và gây lão hóa, đen da, hư hại tế bào, thậm chí là nguy cơ ung thư da.

tia-uv-xuat-hien-luc-troi-ram-mat-mua-gio
Tia UV vẫn tồn tại cả lúc trời râm mát hoặc mưa gió

Do đó, thoa kem chống nắng như một thói quen dù bạn có ra ngoài không, cũng là cách ngăn lão hóa sớm, bảo vệ thành quả trị mụn hoặc dưỡng trắng mà bạn đang theo đuổi. Tuy nhiên, cuối ngày cần dùng Nước Tẩy Trang cho da dầu, da nhạy cảm có chiết xuất thiên nhiên để làm sạch thoáng lỗ chân lông, ngừa mụn tấn công. 

3. Tác hại duy nhất mà UV gây ra là cháy nắng

Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cần biết rằng phản ứng cháy nắng có thể chỉ kéo dài vài ngày và làm giảm tone da xuống ít nhiều, nhưng tổn thương do tia UV gây ra có thể là mãi mãi, như nếp nhăn, sạm nám, đồi mồi, chảy xệ,…hoặc tổn hại ADN của tế bào bên trong mà bạn chưa biết.

Có hai loại tia cực tím đến với trái đất và da của chúng ta cùng ánh nắng, đó là tia UVB và UVA. Tia UVB là nguyên nhân chính gây cháy nắng, còn tia UVA là thủ phạm đằng sau các thương tổn da nghiêm trọng, rõ rệt nhất là tình trạng lão hóa sớm với nếp nhăn và da sạm màu. Cả tia UVA và UVB đều góp phần dẫn đến ung thư da, vì vậy bảo vệ da hàng ngày với kem chống nắng phổ rộng là cách tốt nhất để chống lại lão hóa sớm, ngăn ngừa ung thư da.

kem-chong-nang (2)
Tia UV không chỉ gây cháy nắng mà còn hình thành nếp nhăn, sạm nám, nguy cơ ung thư

4. Không cần thoa kem chống nắng khi ở trong nhà

Đây cũng là một lầm tưởng phổ biến về kem chống nắng. Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng da sẽ được “an toàn” nếu ta không đi ra ngoài và chỉ ở trong nhà. Thế nhưng, trừ khi là nhà bạn không có cửa sổ, nếu không tia UVA vẫn có thể chiếu xuyên qua cửa kính, len lỏi tới các lớp của da. Bởi vì hầu hết các cửa sổ chỉ có thể chặn tia UVB mà thôi, trong khi tia UVA có bước sóng dài hơn. Vì vậy thoa kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang ở văn phòng gần cửa sổ lớn chiếu sáng, hay lái xe đường dài hoặc căn hộ chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên thì thoa kem chống nắng hàng ngày nên là việc ưu tiên.

thoa-kem-chong-nang-khi-o-nha
Thoa kem chống nắng cả khi ở nhà để bảo vệ da toàn diện

🌿Mẹo hữu ích: Để duy trì thói quen thoa kem chống nắng hàng ngày, hãy đặt tuýp kem chống nắng cùng với những vật dụng quen thuộc buổi sáng như kem đánh răng, sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc hàng ngày khác.

5. Độ SPF càng cao càng chống nắng tốt hơn

Có thể tìm thấy rất nhiều các sản phẩm có độ SPF cao chót vót trên kệ cửa hàng mỹ phẩm, siêu thị,…từ SPF 4 cho đến SPF 100. Vậy có thể hiểu các chỉ số SPF như thế nào?

chon-kem-chong-nang-co-spf-phu-hop
SPF càng cao chưa hẳn đã tốt cho da, cần chọn SPF phù hợp với da, hoàn cảnh, môi trường

Để giải thích nhanh thì SPF là một chỉ số tham chiếu về khả năng bảo vệ trước tia UVB và thời gian có thể ở dưới ánh nắng mặt trời trước khi da bị cháy nắng. Dựa vào chỉ số SPF, bạn sẽ tính được kem chống nắng đó bảo vệ da trong bao lâu. Công thức: Chỉ số SPF x 10

Ví dụ: Kem chống nắng có chỉ số SPF 20 sẽ chống nắng được trong khoảng 10×20=200 phút, kem chống nắng có chỉ số SPF 40 sẽ chống nắng trong khoảng 400 phút.

Độ SPF 15 cho khả năng ngăn chặn khoảng 93% tia UVB, lần lượt SPF 30, 50, 100 ngăn chặn UVB là 97%, 98%, 99%. Sẽ không có một loại kem chống nắng nào có thể ngăn chặn tia UV một cách tuyệt đối, do đó, độ SPF khác nhau không nhất thiết phải là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn kem chống nắng. Bởi vì còn có các yếu tố nhẹ dịu, kiềm dầu, chống nước… cần cân nhắc.

Tổ chức về Ung thư Da và Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến nghị lựa chọn kem chống nắng với độ SPF tối thiểu là 30 – 45, không cần thiết phải ưu tiên các chỉ số SPF cao hơn. Với da dầu mụn càng cân nhắc chỉ số SPF vừa phải khoảng 40, vì chỉ số SPF càng cao hàm lượng của thành phần chống UV càng nhiều, dễ gây bít tắc lỗ chân lông.

6. Chỉ thoa kem chống nắng một lần trong ngày

Điều quan trọng cần nhắc ba lần, kem chống nắng cần được thoa lại cứ sau mỗi 2-3 giờ trong suốt thời gian ban ngày. Bởi vì kem chống nắng sẽ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời, và giảm dần khả năng bảo vệ cho đến hết 2-3 tiếng đầu. Bên cạnh việc thoa lại sau mỗi 2-3 giờ, bạn cũng nên lưu ý là cần thoa lại kem chống nắng sau khi bơi, tắm hoặc đổ mồ hôi nhiều, chọn loại kháng nước càng tốt.

Nếu bạn ở trong nhà thời gian dài, thì có thể không cần thiết phải thoa lại liên tục, nhưng đối với các hoạt động ngoài trời, đừng quên tuân thủ nguyên tắc 2 giờ vàng bạn nhé.

Kem chống nắng ngăn chặn UV gây tổn hại đến da

7. Kem chống nắng dùng được trong nước

Có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo hoặc được ghi nhãn là chống nước, nhưng trên thực tế không có loại kem chống nắng nào là ngăn nước hoàn toàn. Theo FDA, khả năng chống nước của một kem chống nắng Hàn Quốc, Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đều đạt tối đa là 80 phút và sau đó bạn cần thoa lại. Như đã đề cập ở trên, kem chống nắng chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi thoa lại sau mỗi 2-3 giờ và cần được thoa lại sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều, nên tác dụng chống nước này cũng không tạo ra quá nhiều sự khác biệt.

8. SPF là chỉ số duy nhất cần quan tâm

Sự thật là không phải tất cả các loại kem chống nắng đều có công thức sản xuất giống nhau, và như đã đề cập trong lầm tưởng số 5, không phải cứ SPF cao hơn là tốt hơn. SPF biểu thị khả năng ngăn chặn tia UVB, còn PA biểu thị khả năng chặn tia UVA. Mà trong đó, UVA là tia có bước sóng dài, xuyên qua được cửa kính, khẩu trang mỏng,…phản chiếu đến da. Do đó, bạn cần quan tâm cả 2 chỉ số này khi lựa chọn kem chống nắng trước tiên.

spf-pa-cua-kem-chong-nan
Chọn kem chống nắng cần quan tâm đến chỉ số SPF lẫn PA

Về cơ bản, kem chống nắng có thể được chia thành hai loại: kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý. Kem chống nắng hóa học thẩm thấu vào da và hấp thụ tia UV thay cho da, còn kem chống nắng vật lý lại bám trên bề mặt da và ngăn chặn tia UV. Tùy vào sở thích, bạn có thể lựa chọn một trong hai loại trên, nhưng điều quan trọng nhất là cần lựa chọn kem chống nắng phổ rộng. Kem chống nắng ghi nhãn “broad spectrum” (phổ rộng) là sản phẩm với công thức bảo vệ kép, ngăn chặn được cả tia UVA và UVB mà không phải loại kem chống nắng nào cũng làm được. 

9. Da sẫm màu thì không cần kem chống nắng

Màu da sẫm tự nhiên thường chứa nhiều melanin hơn. Melanin giúp khuếch tán tia UVB và do đó ngăn ngừa tình trạng cháy nắng, và giảm nguy cơ ung thư da nhiều hơn. Nhưng đừng vì thế mà lơ là thoa kem chống nắng, việc tiếp xúc trực tiếp nhiều giờ với ánh nắng cũng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là ung thư da. 

Nghía qua sơ đồ tác hại của tia UV, bạn sẽ càng có động lực để bảo vệ da hàng ngày (dù cho có màu da thế nào) đấy!

tac-hai-cua-tia-uv
Các tác hại của tia UV

10. Kem chống nắng không có hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng theo FDA khuyến nghị là chỉ nên sử dụng kem chống nắng trong vòng 3 năm. Sử dụng kem chống nắng dài hơn thời gian này sẽ không còn hiệu quả như ban đầu. Vì vậy khi đã kiểm tra hạn sử dụng in trên nhãn chai, bạn hãy đảm bảo sử dụng kem chống nắng hết trước thời hạn đó. 

Thoa kem đều đặn trên toàn bộ vùng da cần bảo vệ hàng ngày, bạn có thể sẽ không cần chờ đến 3 năm để đổi sang tuýp kem mới đâu. Nếu thấy hạn sử dụng đến gần mà kem vẫn còn nhiều, bạn nên thoa nhiều hơn và đều đặn hơn để có thể dùng hết. Và nếu không hết thì cũng hãy đổi sang sản phẩm mới, đừng do dự (nếu không muốn làn da dùng các thành phần bị biến đổi vì quá hạn dùng).

🌿Mẹo hữu ích: Kem chống nắng cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ hoặc độ ẩm cao. 

11. Kem chống nắng chứa các thành phần không tốt cho da

Sau khi một số thành phần trong kem chống nắng hóa học được tìm thấy trong máu như oxybenzone đã dấy lên mối lo ngại về sự gián đoạn hormone do chất này gây ra. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu hay kết luận nào cho điều này. Dù vậy nếu bạn lo lắng về kem chống nắng hóa học thì vẫn luôn có kem chống nắng vật lý để thay thế. Titanium dioxide và oxit kẽm được sử dụng trong kem chống nắng vật lý đã được FDA “công nhận là an toàn và hiệu quả” trên da.

kem-chong-nang (1)
Các thành phần chống nắng nếu được FDA công nhận đều an toàn, đừng quá lo!

Cũng có một vài lo ngại khác về việc kem chống nắng có thể gây ung thư. Việc tiếp xúc với ánh mặt trời quá lâu ở những vùng quá gay gắt có thể khiến tác dụng của kem chống nắng không còn nhiều ý nghĩa nên có thể tạo ra mối tương quan giữa các trường hợp ung thư khi vẫn thoa kem chống nắng. Hiện chưa có bằng chứng chắc chắn nào chỉ ra bất kỳ thành phần nào trong kem chống nắng có thể gây ung thư, nhưng có một thứ đã được chứng minh là chắc chắn có thể gây ung thư da cho bạn. Đó là tia UV, vì vậy hãy sử dụng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ nhé!

12. Kem chống nắng gây mụn

Có thể nhiều người lo ngại việc kem chống nắng cho da nhạy cảm, da dầu hoặc da mụn có kết cấu đặc, dễ gây ra tình trạng bết dính, làm bít tắc lỗ chân lông, nổi mụn Sự lo lắng này là hoàn toàn dễ hiểu ở những người dễ lên mụn. Lời khuyên là bạn hãy chọn những loại kem chống nắng từ thương hiệu uy tín, ưu tiên sản phẩm không Paraben – Cồn – Dầu khoáng và chứa các chiết xuất thiên nhiên dịu nhẹ, mụn sẽ không thể tìm đến khiến bạn phiền lòng. Ngoài ra nổi mụn do dị ứng kem chống nắng cũng có thể xảy ra (xem: Lầm tưởng số 14), nhưng điều này cũng có thể ngăn ngừa được.

13. Thoa kem chống nắng thì không thể hấp thụ vitamin D

Vitamin D được hình thành trong quá trình làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có bất kỳ sự bảo vệ hay che chắn nào. Vậy thì làm thế nào để bạn vẫn nhận đủ vitamin D thoa kem chống nắng cả ngày dài?! Theo các chuyên gia da liễu và các nhà khoa học thì chỉ cần phơi nắng trong khoảng 5-30 phút mỗi ngày là cơ thể đã tổng hợp đủ vitamin D cần thiết. 

tia-uv-ho-tro-hap-thu-vitamin-d
Các cách bổ sung vitamin D cho cơ thể

Cách giải quyết là bạn có thể tập thể dục hoặc phơi nắng trong khoảng 5 – 30 phút vào khoảng sáng sớm. Ngoài ra thì như chúng ta đã biết, tia UV có thể xuyên qua quần áo và kính cửa sổ, cùng với đó, kem chống nắng sẽ mất dần tác dụng theo thời gian, nên bạn vẫn có thể nhận đủ lượng ánh nắng cần thiết để tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

Bổ sung vitamin D, ăn thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá hồi, cá ngừ cũng giúp cơ thể tổng hợp thêm vitamin D tự nhiên.

14. Kem chống nắng gây kích ứng da nhạy cảm

Sự thật thì đây không hoàn toàn là một lầm tưởng, bởi vì kem chống nắng thực sự có thể gây kích ứng đối với làn da da nhạy cảm và có một số người gặp dị ứng với một hoặc nhiều thành phần của kem chống nắng. Các thành phần chống nắng hóa học như oxybenzone và paraben là các chất gây kích ứng phổ biến, vì vậy nếu bạn có làn da nhạy cảm hãy để ý tránh các sản phẩm chứa các thành phần này.

Trong tình huống này, bạn có thể thử với kem chống nắng vật lý chứa các thành phần an toàn như kẽm oxit và titanium dioxide, được chứng minh là ít có khả năng gây dị ứng. Bạn có thể tham khảo Kem Chống Nắng M.O.C với 2 size 15mL50mL tiện lợi, chiết xuất từ Hoa Nghệ Tây, Lô Hội, Cúc La Mã, rễ Bạch Vĩ kết hợp các hoạt chất chống nắng được FDA công nhận.

kem-chong-nang-trang-da-moc
Kem chống nắng trắng da M.O.C an toàn với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm

Cuối cùng, với tất cả những lầm tưởng đã được làm sáng tỏ trên đây, hy vọng bạn có thể tạo lập cho mình thói quen bảo vệ da đúng cách, đúng cơ sở khoa học. Từ đó, kem chống nắng hay bất kỳ mỹ phẩm nào cũng được phát huy trọn vẹn tính năng của chúng. Chúc bạn sớm tìm được kem chống nắng chân ái để thoải mái tận hưởng những hoạt động ngoài trời thú vị.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!
Hotline (Zalo): 0933 79 2425 

Fanpage: M.O.C Vietnam

Youtube:  MOC Viet Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG