M.O.C Vietnam

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo DƯỠNG TRẮNG, MỜ THÂM SẠM chỉ 390K

Combo PHỤC HỒI SÁNG DA CHUYÊN SÂU chỉ 350K

Mụn môi: Nguyên nhân và Cách cải thiện tại nhà

Mụn trên môi có thể gây đau, khó chịu và tự ti. Nếu cậy nặn không đúng cách dễ để lại sẹo thâm ở vị trí dễ nhìn thấy. Đừng quá lo, M.O.C sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này và bày cách cải thiện nhanh chóng tại nhà.

Nguyên nhân và triệu chứng

Mụn ở môi phát triển khi nang lông bị tắc nghẽn do dầu, bụi bẩn, tế bào chết hoặc vi khuẩn. Gây ra những vết sưng nhỏ màu đỏ, đen hoặc trắng quanh môi, trên đường viền môi. Mụn ở môi có thể gây đau và khó chịu, có thể gây sưng viêm trong một số trường hợp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn ở môi, phổ biến nhất là:

Nguyên nhân hình thành mụn môi

Vệ sinh kém: Sự tích tụ dầu, bụi bẩn và vi khuẩn có thể là do vệ sinh môi và miệng không đúng cách. Nhiều bạn gái thường bỏ qua việc tẩy trang môi sau khi trang điểm, thoa son hoặc lười tẩy tế bào chết định kỳ hàng tuần. Một số loại son dưỡng môi, son môi có màu và các loại mỹ phẩm khác có thể gây kích ứng hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mụn bùng phát.

Căng thẳng: Stress quá mức có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố, khiến mụn dễ hình thành và có thể trầm trọng hơn.

Thay đổi hormone: Nội tiết tố thay đổi có thể dẫn đến sự gia tăng sản xuất bã nhờn, kết hợp bụi bẩn, da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông, sinh mụn. Thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, mãn kinh, kỳ kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Chế độ ăn uống: Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, sữa động vật hoặc các thành phần chế biến sẵn (đồ hộp) có thể góp phần gây viêm, nổi mụn.

Giải pháp tự nhiên cho mụn môi

Có nhiều phương pháp giảm mụn môi với các nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Đừng quên chia sẻ hiệu quả ngay sau áp dụng cho M.O.C nhé!

Một số thành phần giảm mụn quanh môi hiệu quả

Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm sưng tấy và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Thoa một chút mật ong lên nốt mụn trong vòng 15 đến 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Dầu cây trà: Một chất khử trùng tự nhiên có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn môi. Trộn một vài giọt dầu cây trà với dầu nền (như dầu dừa), và thoa lên mụn bằng tăm bông.

Nha đam: Đặc tính chống viêm của nha đam có thể giúp giảm sưng đỏ. Mụn nhọt sẽ thuyên giảm với lượng nhỏ gel lô hội nguyên chất, để trong vòng 10 đến 15 phút và rửa lại với nước ấm.

Chườm đá: Chườm đá lên mụn có thể giúp giảm tấy đỏ và viêm. Nên chườm đá viên được bọc trong khăn lên mụn trong vài phút.

Trà xanh: Giàu chất chống oxy hóa có thể chống lại vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Túi trà xanh nên được ngâm trong nước nóng một lúc rồi lấy ra để nguội tầm 1-2 phút. Sau đó đắp túi trà lên vùng mụn.

Củ nghệ: Củ nghệ có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm sưng đỏ. Xay nhuyễn củ nghệ với ít nước và thoa hỗn hợp lên vùng mụn trong 15 – 20 phút, rồi rửa sạch bằng nước ấm.

Giấm táo: Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá. Pha loãng giấm táo và nước rồi dùng tăm bông thoa lên nốt mụn.

Thực hiện một trong các cách tự nhiên trên 1-2 lần/ngày liên tục cho đến khi mụn gom nhân, sau đó mới nặn nhân mụn ra. Tuyệt đối tránh nặn mụn môi khi nhân chưa gom, dễ để lại sẹo thâm khó điều trị về sau. 

Mụn đầu đen trên môi: Nên và Không nên

Mụn đầu đen trên môi là vấn đề phổ biến của nhiều người nhưng chúng phải được loại bỏ một cách thận trọng để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương thêm cho da. Dưới đây là một số mẹo giúp loại bỏ mụn đầu đen trên môi:

NÊN

Tẩy tế bào chết cho môi giúp loại bỏ lớp da chết thô cứng, giảm sự xuất hiện của mụn đầu đen. Ưu tiên tẩy tế bào chết cho môi nhẹ nhàng (có thể dùng bàn chải lông mềm), tránh chà sát quá mức gây kích ứng, khô da môi. 

Chườm ấm lên môi và vùng da quanh môi để lỗ chân lông nở ra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại bỏ mụn đầu đen. Chỉ cần đặt một miếng vải sạch đã được ngâm trong nước ấm lên môi trong 5 phút.

Dùng dụng cụ lấy mụn vô trùng nặn mụn đầu đen một cách nhẹ nhàng. Nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi lấy mụn. Sau đó thoa hoặc đắp bông tẩy trang thấm đẫm Toner hoặc Serum BHA giúp làm thông thoáng lỗ chân lông bị tắc và ngăn chặn sự phát triển của mụn đầu đen mới.

Loại bỏ mụn đầu đen quanh môi cần làm gì?

KHÔNG NÊN

Nặn mụn đầu đen bằng ngón tay có thể gây kích ứng và tổn thương da thêm. Nguy cơ dẫn đến sẹo và nhiễm trùng.

— Các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp có thể làm trầm trọng thêm mụn đầu đen do gây kích ứng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không gây mụn, không chứa Paraben, Cồn, Dầu khoáng, SLS/SLES.

Tẩy tế bào chết cho môi quá mức có thể bị khô và kích ứng, chỉ nên thực hiện 1-2 lần/tuần.

Bạn cần tiếp cận việc loại bỏ mụn đầu đen trên môi một cách thận trọng và tránh bất kỳ quy trình nào liên quan bào mòn. Hãy nhẹ nhàng, sử dụng dụng cụ vô trùng và các sản phẩm thật dịu nhẹ, bởi vùng da môi vô cùng mỏng manh, mẩn cảm hơn các vùng da khác.

Sẹo thâm trên môi và cách cải thiện

Nặn, cậy mụn môi sai cách rất dễ để lại sẹo thâm khó khắc phục về sau. Một số phương pháp cải thiện sẹo thâm môi do mụn thịnh hành hiện nay.

Phương pháp cải thiện sẹo thâm môi

Peel da: Trong quy trình lột da hóa học, một dung dịch được bôi lên vùng da có sẹo thâm giúp lớp biểu bì trên cùng bong ra để lộ lớp da mới bên dưới. Peel da có thể giúp làm mờ sẹo mụn trên môi.

Microdermabrasion: Lớp tế bào da chết trên cùng được loại bỏ bằng cách tẩy tế bào chết nhẹ nhàng trên da với thiết bị chuyên dụng, giúp làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn ở môi.

Liệu pháp laser: Có thể hữu ích trong việc làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn ở môi. Tia laser hoạt động bằng cách làm nóng da, kích thích quá trình tổng hợp Collagen, làm đầy và mờ sẹo thâm quanh môi.

Chất làm đầy: Chất làm đầy có thể được tiêm vào môi để giúp môi đầy đặn và che giấu sẹo mụn đáng kể. Một số chất làm đầy thông dụng như Axit Hyaluronic, Collagen,…

Các phương pháp bôi tại chỗ: Có nhiều loại thuốc bôi có thể mờ vết sẹo mụn trên môi như Retinoids, Acid Alpha Hydroxy (AHA), là những axit tự nhiên giúp tẩy tế bào chết cho da.

Điều quan trọng cần lưu ý là sẹo mụn trên môi có thể cần thời gian để mờ đi và để có được kết quả lý tưởng, bạn cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Tuy nhiên, trước khi chọn phương pháp phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhé!

Biện pháp ngừa mụn môi hiệu quả

Phòng ngừa hơn là điều trị. Hãy áp dụng và thay đổi thói quen chưa tốt để chăm sóc đôi môi khỏe mạnh, không mụn mị bạn nghen. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất giúp giảm viêm và ngăn ngừa mụn môi hiệu quả. Dưới đây là một số khuyến nghị về chế độ ăn uống:

Nên ăn uống ra sao để cải thiện và ngừa mụn môi?

— Tăng cường trái cây và rau quả: Chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau quả giúp giảm viêm và hỗ trợ làn da môi nói riêng, làn da cơ thể nói chung được khỏe mạnh. Tiêu biểu là các loại quả mọng như dâu tây, cherry, nho, bưởi, cam, rau lá xanh, cà rốt và ớt chuông.

— Uống nhiều nước: Giữ cho làn da đủ nước có thể giúp bạn tránh được mụn, môi được cấp ẩm nên khả năng hấp thụ dưỡng chất từ son dưỡng, mặt nạ môi tốt hơn. Hãy uống đủ từ 1.5L nước mỗi ngày.

— Tránh thực phẩm chế biến sẵn và có đường: Tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn và có đường làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến nổi mụn. Hãy cố gắng hạn chế tối đa bạn nhé, ví dụ nếu ăn sữa chua thì chọn sữa chua không đường, tránh xa đồ hộp, đồ đông lạnh chế biến sẵn.

— Tăng lượng axit béo Omega 3: Axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm có thể giúp ngăn ngừa mụn. Nguồn cung cấp omega-3 tốt bao gồm cá hồi, các loại hạt và sữa hạt.

— Hạn chế uống sữa động vật: Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ sữa động vật và mụn trứng cá. Nếu bạn dễ bị nổi mụn ở môi, hãy thử giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa động vật và có thuyên giảm không.

Quy trình chăm sóc môi dễ nổi mụn

Cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng viêm da nếu bạn thường xuyên bị mụn môi là duy trì chế độ chăm sóc da tốt. Dưới đây là một số gợi ý về quy trình chăm sóc da cho môi bị mụn:

Quy trình chăm sóc mụn ở môi

— Làm sạch nhẹ nhàng: Với sữa rửa mặt dịu nhẹ, không hương liệu và không chứa các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông, đặc biệt nói KHÔNG với sữa rửa mặt tạo bọt (chứa SLS/SLES), dễ gây kích ứng và mất nước xuyên biểu bì, hình thành mụn. 

— Vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng 2-3 lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày để giúp ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ trên môi và trong miệng, cũng là cách giảm mụn môi.

— Tẩy tế bào chết đều đặn: Loại bỏ tế bào da chết và làm thông thoáng vùng da quanh môi với sản phẩm tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần. Sử dụng sản phẩm tẩy da chết nhẹ nhàng chuyên dành cho môi.

— Sử dụng toner: Thoa toner có chứa axit salicylic hoặc axit glycolic để giúp loại bỏ dầu thừa và tế bào da chết trên bề mặt môi và vùng da quanh môi. Điều này sẽ giúp sạch môi hơn, ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc và giảm khả năng nổi mụn.

— Dưỡng ẩm: Tìm sản phẩm có chứa Ceramides, Acid Hyaluronic hoặc Glycerin cùng với các chiết xuất thiên nhiên dưỡng ẩm để duy trì khả năng hấp thu của da.

— Bảo vệ vùng da môi: Thoa son dưỡng môi có chỉ số SPF để bảo vệ đôi môi của bạn khỏi các tia UV có hại của mặt trời. Tiếp xúc với UV nhiều làm gia tăng viêm, tối màu môi, làm trầm trọng thêm tình trạng mụn môi.

— Tránh chạm vào môi: Chạm, liếm, cắn môi hoặc nặn mụn có thể làm tình trạng nặng thêm và dễ để lại sẹo thâm khó chữa.

— Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến nổi mụn. Kết hợp các phương pháp giảm căng thẳng vào thói quen hàng ngày của bạn, chẳng hạn như yoga, thiền, hít thở sâu, tập thể dục.

Bạn có thể kiểm soát đôi môi dễ bị mụn trứng cá bằng cách áp dụng những gợi ý này vào quy trình chăm sóc da. Nếu bạn bị mụn trứng cá nghiêm trọng hoặc dai dẳng trên môi, đừng ngại liên hệ với M.O.C tại đây để được Dược sĩ tư vấn chi tiết: https://m.me/mocvietnamvn1

Vì sao dưỡng ẩm môi quan trọng?

Dưỡng ẩm là một phần quan trọng của bất kỳ quy trình chăm sóc da nào, đặc biệt là đối với làn da môi dễ bị mụn trứng cá, dễ mẫn cảm và vô cùng mỏng manh. Trên thị trường có vô số sản phẩm chăm sóc môi như mặt nạ môi, son dưỡng, dầu dưỡng môi,…nhưng nguy cơ chứa nhiều kim loại nặng (chì), thành phần gây kích ứng khiến môi càng thâm đen, xỉn màu, kém sắc. Đặc biệt với các sản phẩm môi kém chất lượng, giá rẻ bèo, bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn cho đôi môi yêu nhé!

Son dưỡng Bơ M.O.C đầy ắp bơ và dầu dưỡng cao cấp giúp đôi môi căng mọng, tươi trẻ & giảm thâm sạm, ngừa mụn quanh môi. Khác biệt so với các dòng son dưỡng khác:

🌿 Bảng thành phần xanh cao cấp, thân thiện mọi làn da môi 

🌿 Chất son mềm mượt, dễ chịu, không cứng như một số dòng son dưỡng trên thị trường 

🌿 Bao bì được đầu tư chỉn chu, sang trọng như món phụ kiện luôn bên cạnh phái đẹp 

🌿 Mức giá mềm mại với vô số lợi ích đem lại, hài lòng sau lần trải nghiệm đầu tiên

🌿 Không Paraben, Không Chì, Không Thâm, an toàn với cả mẹ bầu, mẹ bỉm

Chăm sóc đôi môi với Son dưỡng M.O.C

Bên cạnh chăm sóc đôi môi hàng ngày, bạn cần cải thiện dứt điểm tình trạng mụn quanh môi. Vui lòng liên hệ với M.O.C để Dược sĩ xem tình trạng và tư vấn chi tiết bạn hen!


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!

Hotline (Zalo): 0933 79 2425 

Fanpage: M.O.C Vietnam

Youtube:  MOC Viet Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Mua thêm 1000K để được Freeship

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG
Don`t copy text!