Thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật. Những điều bạn chưa biết!
Mục lục
Mỗi năm, hàng triệu động vật phải chịu đựng hóa chất bôi lên da, tiêm vào cơ thể, thoa vào mắt,…chỉ để có được màu son môi hợp thị hiếu hay xác định lọ kem có gây kích ứng da không. Một số quốc gia đã kêu gọi ngừng thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật, có quốc gia thực hiện biện pháp mạnh hơn – Cấm thử nghiệm trên động vật. Thế nhưng, làm sao đảm bảo được tuyệt đối?! Điều chúng ta cần làm là chung tay lan tỏa thông điệp và ủng hộ những thương hiệu không thử nghiệm trên động vật (Cruel-Free), đồng thời loại bỏ các sản phẩm skincare có thử nghiệm trên bất kỳ bộ phận nào của động vật. Để tiếng nói thêm phần sức mạnh, trước tiên, hãy cùng M.O.C tìm hiểu nhiều hơn về chủ đề này.
Thử nghiệm trên động vật là gì?
Thử nghiệm trên động vật thường được thực hiện trong sản xuất mỹ phẩm hoặc thuốc. Mục đích là giúp xác định xem những sản phẩm này có an toàn cho con người hay không bằng cách kiểm tra tác động của chúng đối với động vật.
Kiểm nghiệm mỹ phẩm
Việc thử nghiệm mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp khác trên động vật hay không là tùy thuộc vào nhà sản xuất và chính sách của từng quốc gia. Trong khi một số nước cấm hoặc khuyến khích không thử nghiệm trên động vật thì cũng có nước cho phép thử nghiệm với danh sách sản phẩm cụ thể. Quốc gia duy nhất yêu cầu thử nghiệm trên động vật đối với một số sản phẩm mỹ phẩm là Trung Quốc, áp dụng cho thuốc nhuộm tóc và kem chống nắng, phải được thử nghiệm trên động vật nếu muốn bán trên thị trường nội địa của nước này.
Xét nghiệm Y học
Thử nghiệm trên động vật cho các mục đích y tế, khoa học diễn ra ở hầu hết các trường đại học nghiên cứu ở Hoa Kỳ. Động vật được sử dụng làm đối tượng trước khi các loại thuốc hoặc quy trình mới được thử nghiệm ở người, trong giai đoạn phát triển thuốc tiền lâm sàng.
Nguồn gốc từ đâu?
Các ghi chép về việc sử dụng các mô hình động vật để nghiên cứu có từ thời các nhà khoa học Hy Lạp đầu tiên, bao gồm cả Aristotle, người đã thực hiện các thí nghiệm trên động vật. Bác sĩ người Ả Rập tên Ibn Zuhr là người đầu tiên sử dụng mô hình động vật trong các quy trình phẫu thuật thử nghiệm trước khi thử phẫu thuật trên người vào thế kỷ 12.
Con người đã sử dụng động vật để thử nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm từ năm 1937, xuất phát từ sự kiện một loại kháng sinh dạng lỏng gây nên cái chết của hơn 100 người lớn và trẻ em khi không được thử nghiệm từ trước. Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc thử nghiệm độc tính trên động vật để các thành phần của chúng được FDA phê duyệt. Cho đến ngày nay, không ai biết chính xác con số thử nghiệm trên động vật là bao nhiêu, bạn biết đấy, nếu không được kiểm soát thì con số gần như là vô tận. Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế ước tính rằng khoảng nửa triệu động vật được sử dụng để thử nghiệm mỹ phẩm trên thế giới mỗi năm. Chưa kể, có nhiều cuộc thử nghiệm bị lỗi, kết quả thu được vô nghĩa, vì không thể áp dụng cho con người, và sự hy sinh của loài động vật được thử nghiệm cũng trở nên vô ích.
Trong giai đoạn gần nhất, việc sử dụng động vật cho nghiên cứu y học là một chủ đề gây nhiều tranh luận. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ này đã dẫn đến việc sửa đổi nhiều lần luật sử dụng động vật ở một số quốc gia bao gồm Nhật Bản, New Zealand và Brazil. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật phúc lợi động vật (Animal welfare) đã được thông qua vào năm 1966 sau sự kiện một gia đình kêu gọi mọi người bảo vệ quyền động vật khi cô chó đốm Pepper của họ bị bắt trộm và bán cho một bệnh viện nghiên cứu ở Bronx. Ngực của cô chó bị gạch toang trong một cuộc thử nghiệm máy tạo nhịp tim, mà kết quả của cuộc thử nghiệm là không thành công.
Sau nhiều cuộc khảo nghiệm, hầu hết các loài động vật đều phản ứng khác với con người khi tiếp xúc cùng một loại hóa chất. Trên thực tế, khoảng 12% các loại dược phẩm có thử nghiệm trên động vật vượt qua thử nghiệm tiền lâm sàng, đồng nghĩa có hơn 88% thất bại. Nếu tỷ lệ thất bại liên quan đến độc tính trong dược phẩm cao sau khi thử nghiệm trên động vật, thì tại sao vẫn sử dụng các phương pháp này?! Bởi vì điều này đã đi vào tiềm thức, thói quen thì thường khó bỏ, thử nghiệm trên động vật để kiểm định độ an toàn đã trở thành một tiêu chuẩn chung trong ngành. Và phần lớn người tiêu dùng không nghiêm túc lên án điều này nên các công ty, tập đoàn làm đẹp vẫn thoải mái dùng hóa chất MẠNH để rồi cần phải thử nghiệm trên động vật như một cách tìm ngưỡng giới hạn nhằm đạt mục tiêu: Không gây kích ứng da mặt mà vẫn rẻ rề.
Loài động vật nào được dùng để thử nghiệm?
Các loài động vật khác nhau được sử dụng cho các loại thí nghiệm khác nhau, nhưng một số loài động vật được sử dụng thường xuyên nhất là chuột cống, chuột nhắt, chim, cá, mèo, chó, các loài linh trưởng và động vật nuôi trong trang trại.
Động vật không xương sống
Khi nói đến nghiên cứu, động vật không xương sống được coi là có một số lợi ích nhất định so với động vật có xương sống. Đầu tiên, các quy định liên quan đến phúc lợi và các tiêu chuẩn chăm sóc thường không áp dụng cho động vật không xương sống, nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể tránh các thủ tục giấy tờ dài dòng, do đó, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Động vật không xương sống cũng phong phú và quá trình giải phẫu đơn giản hơn động vật có xương sống, vì vậy được sử dụng hàng loạt cho một số dự án nghiên cứu. Yêu cầu về chuồng của động vật không xương sống cũng thấp hơn, cho phép các nhà nghiên cứu giữ hàng chục, hàng trăm hoặc hàng nghìn con trong một chuồng. Tuy nhiên, sự đơn giản trong cấu trúc sinh học của động vật không xương sống là một bất lợi đối với các nhà nghiên cứu khi thử nghiệm một số loại thuốc mới.
Động vật có xương sống
Sử dụng động vật có xương sống trong nghiên cứu là phương pháp chính để các nhà khoa học thử nghiệm các loại thuốc, mỹ phẩm trước khi áp dụng cho con người. Nhiều động vật có xương sống được bảo hộ quyền lợi như chó, mèo và linh trưởng bởi Đạo luật Phúc lợi Động vật. Đạo luật nêu rõ rằng một số loài không được bảo vệ (trong đó có chuột cống, chuột nhắt) nên chuột trở thành động vật có xương sống được sử dụng phổ biến nhất.
Phòng thí nghiệm như thế nào?
Chuyến tham quan có quay lại bằng video giấu kín tại một số cơ sở nghiên cứu cho thấy thực tế phũ phàng đối với động vật. Chúng được giữ lại suốt đời trong phòng thí nghiệm. Trong đó, loài chó được thả ra ngoài 1-2 lần/ngày nhưng cũi nhốt chật hẹp, khó khăn trong việc nằm ngủ. Chuột cống và chuột nhắt tồn tại trong những khu chuồng rất nhỏ. Giống như những con chó, những con lợn được nhốt trong chuồng cằn cỗi, chật hẹp.
Tự hỏi rằng: Có bao nhiêu động vật chết vì thử nghiệm động vật mỗi năm?
Không có cách nào để đo lường con số chính xác, vì hầu hết các quốc gia không yêu cầu lưu giữ hồ sơ về mọi động vật được sử dụng. Tuy nhiên, ước tính có hơn 115 triệu động vật được sử dụng hàng năm cho công cuộc thử nghiệm mỹ phẩm, dược phẩm. Việc chuyển nhà cho động vật sau khi chúng được sử dụng làm động vật thí nghiệm đang ngày càng phổ biến trong các phòng thí nghiệm, tuy nhiên do tính chất nguy hiểm của việc thử nghiệm, nhiều động vật không có lựa chọn này. Nhiều động vật tiếp xúc với hóa chất độc hại và bệnh tật, cơ thể của chúng bị thay đổi, mô của chúng rã dần cũng được đem ra phân tích (dù đã chết đi) như một phần của nghiên cứu.
Thử nghiệm trên động vật có độc ác không?
Trong nhiều cơ sở phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu trên động vật, động vật phải chịu đựng vô số cách dày vò một cách tàn nhẫn. Các phòng thí nghiệm cố gắng giảm bớt sự đau khổ này bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, an thần và gây mê. Nhưng cũng có nhiều cơ sở không dùng bất kỳ phương pháp giảm đau nào. Một kỹ thuật giảm thiểu khác được sử dụng là các nhà nghiên cứu đặt ra giới hạn về mức độ đau khổ mà các đối tượng động vật sẽ phải chịu đựng trước khi trợ tử. Khi một con vật đạt đến mức độ đau khổ được xác định trước, chúng sẽ được chết một cách nhân đạo.
Mặc dù có hàng triệu mạng sống động vật bị mất đi mỗi năm để hỗ trợ nghiên cứu khoa học, nhưng kết quả của những thí nghiệm này thường không thể hiện một cách đáng tin cậy đối với các đối tượng là con người. Không chỉ 90% thuốc thành công trong thử nghiệm trên động vật lại thất bại khi áp dụng cho người tình nguyện, mà còn có khả năng cao là nhiều loại thuốc thất bại trong quá trình thử nghiệm trên động vật lại thành công trong điều trị bệnh ở người.
Thử nghiệm trên động vật có bất hợp pháp không?
Hơn 40 quốc gia, bao gồm Úc, Mexico và Na Uy đã hạn chế hoặc cấm hoàn toàn việc thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật. Tại Hoa Kỳ, bảy tiểu bang bao gồm Hawaii, Maryland và Nevada cũng cấm thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật. Thử nghiệm trên động vật trong nghiên cứu y sinh là thông lệ tiêu chuẩn đối với các nhà nghiên cứu trên toàn cầu.
Các quy định và luật cụ thể liên quan đến thử nghiệm trên động vật khác nhau giữa các quốc gia. Một điểm tương đồng giữa một số quốc gia là họ làm việc để phù hợp với 3R (Thay thế, Giảm thiểu, Sàng lọc). Điều đó có nghĩa là hầu hết các luật, hướng dẫn và quy định khuyến khích các nhà nghiên cứu thay thế các đối tượng động vật bằng các mô hình thay thế khi áp dụng, giảm số lượng động vật được sử dụng cho nghiên cứu và tinh chỉnh các phương pháp của họ để giảm bớt đau khổ.
Số phận của những động vật trở thành công cụ thử nghiệm
Điều gì đến với tâm trí khi bạn nghĩ về thỏ? Chúng có thể là những sinh vật nhỏ bé thân thiện, được coi như thú cưng. Thế nhưng, các nhà khoa học thường nhốt thỏ trong những chiếc lồng chật hẹp bằng dây có ánh sáng và tiếng ồn nhân tạo. Là những sinh vật nhạy cảm âm thanh, thỏ có xu hướng tự cắt xẻo bản thân để điều trị chứng lo âu do môi trường gây ra. Nổi tiếng là thử nghiệm Draize, cột chặt thỏ để nhỏ hóa chất mạnh vào mắt hoặc bôi lên vùng da đã cạo của chúng. Không có gì lạ khi thỏ cảm thấy cực kỳ khó chịu với các chất được sử dụng. Chúng có thể bị kích ứng mắt, sưng tấy, loét, mù lòa, thậm chí nứt và chảy máu da.
Làm thế nào chúng ta có thể giúp ngừng thử nghiệm động vật?
Đó là ủng hộ những sản phẩm Không thử nghiệm trên động vật. Động vật đã phải chịu đựng đủ lâu vì phát minh của con người. Đã đến lúc cộng đồng khoa học bắt đầu quá trình loại bỏ dần thử nghiệm trên động vật. Việc sử dụng động vật làm đối tượng thí nghiệm đã nhiều lần được chứng minh là không hiệu quả và lãng phí tài chính. Mọi loài động vật đều xứng đáng tốt hơn là sống trong phòng thí nghiệm, chịu đựng mọi dày vò của con người.
Còn ngày hôm nay, hãy nhường vài phút lắng lòng để tri ân cho những loài động vật nhỏ. Vài phút ngắn ngủi này nhưng M.O.C tin rằng bạn sẽ có động lực, quyết tâm đủ lớn để lan tỏa thông điệp: KHÔNG dùng sản phẩm hoặc mua sắm shop mỹ phẩm thử nghiệm trên động vật. Đó là chặng đường dài mà M.O.C cần bạn đi cùng. Hãy đối xử tốt với những người bạn nhỏ của chúng ta và cùng nhau làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn.
Các phương pháp thay thế thử nghiệm trên động vật
Rất may, có những cách thay thế cho thử nghiệm vô nhân đạo như vậy. Về cơ bản, các công ty làm đẹp trước tiên phải đánh giá khả năng và mức độ phù hợp của các quy trình hiện tại của họ để tái tạo nó theo cách phi đạo đức.
Ngày càng có nhiều công ty sản xuất gia công mỹ phẩm đang tìm cách đầu tư vào sản xuất có đạo đức, bao gồm cả việc không thử nghiệm trên động vật. Mặc dù đó không phải là trường hợp của tất cả, nhưng thật tốt khi thế giới dường như đang từng bước loại bỏ dần việc thử nghiệm trên động vật. Tuy nhiên, điều này không hề dễ vì các phương pháp thử nghiệm thay thế có chi phí sản xuất cao hơn.
Thử nghiệm trong ống nghiệm
Thử nghiệm trong ống nghiệm được thực hiện trên các tế bào, mô hoặc cơ quan. Nghiên cứu đã gợi ý rằng thử nghiệm trong ống nghiệm có thể hiệu quả hơn thử nghiệm trên động vật trong việc cung cấp kết quả nhanh chóng, chính xác và phù hợp trong một số trường hợp nhất định. Dĩ nhiên, thử nghiệm tế bào sử dụng da người nhân tạo. Vì da người nhân tạo vẫn còn tương đối mới và liên tục phát triển nên không có nhiều bằng chứng để kết luận hiệu quả chính xác.. Mô hình da nhân tạo đến từ các tế bào da người bình thường được nuôi cấy trong các phương tiện chuyên dụng để tạo thành một bản tái tạo ba chiều chân thật.
Mô hình máy tính
Các nhà nghiên cứu có thể kết hợp kết quả của các thí nghiệm trong ống nghiệm với mô hình máy tính để đưa ra đánh giá danh sách mỹ phẩm an toàn, không gây hại cho động vật. Ví dụ, hoạt động từ cấp độ phân tử, mô hình máy tính có thể theo dõi một chất qua các cấp độ tiếp theo, chẳng hạn như tế bào, cho đến khi nó được coi là có ảnh hưởng đến một cơ quan hoặc một cá nhân, hoặc thậm chí là một quần thể. Nghiên cứu giúp truy tìm mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với một chất và lượng chất đó thực sự đến được một cơ quan hoặc tế bào cụ thể.
Các mô hình như vậy hỗ trợ đánh giá độ an toàn và dữ liệu giúp xác định các ngưỡng gây lo ngại về độc tính – mức độ tiếp xúc với một thành phần có thể được coi là an toàn.
Tình nguyện viên
Sử dụng người tình nguyện trong giai đoạn đầu của nghiên cứu phải được thực hiện một cách thận trọng. Có một số ví dụ về các cộng đồng bị lợi dụng trong nghiên cứu y học. Toàn cầu hóa nghiên cứu về chủ đề con người đã dẫn đến việc các công ty dược phẩm và các tổ chức học thuật tuyển dụng tình nguyện viên từ các quốc gia có thu nhập thấp với tốc độ ngày càng tăng. Với xu hướng này xuất hiện những lo ngại đạo đức về việc liệu các loại thuốc và quy trình được thử nghiệm có thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng hay không, hay liệu các nhà nghiên cứu có đang lợi dụng những cộng đồng này?!
M.O.C Vietnam – Mỹ phẩm xanh nói không với thử nghiệm trên động vật
M.O.C Vietnam tự hào về việc sử dụng mọi nỗ lực chuyên môn của đội ngũ Dược sĩ và khắt khe trong tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, cam kết KHÔNG THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT. Với khát vọng Tái Sinh Vẻ Đẹp Làn Da bằng Mỹ Phẩm Xanh – Dịu lành – Sáng da, M.O.C xây dựng sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn của tổ chức EWG thế giới, tôn trọng tính toàn vẹn của cấu trúc da, an toàn tuyệt đối, tránh xa các nguy cơ dị ứng mỹ phẩm, kích ứng, chứa tạp chất, gây độc cho hệ sinh thái hay tích lũy sinh học.
- Nói không với Paraben – Dầu khoáng – Gốc Sulfate – SLS/ SLES
- Nói không với các hóa chất độc hại
M.O.C khát khao đem đến cho chị em một làn da hạnh phúc thực sự. Điều đó có nghĩa là làn da căng bóng, khỏe khoắn và không được xây dựng trên nền tảng tàn bạo nào. Hãy chia sẻ bài viết này nếu cảm thấy hữu ích như một cách đồng lòng lan tỏa thông điệp KHÔNG THỬ NGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT bạn nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!
Hotline (Zalo): 0933 79 2425
Fanpage: M.O.C Vietnam
Youtube: MOC Viet Nam