Peel da là gì? Sau khi peel da nên làm gì?
Mục lục
Những ai quan tâm đến làm đẹp, ở trong giới làm đẹp, hay theo đuổi đam mê skincare chắc hẳn đều đã nghe qua liệu pháp peel da hay lột da. Peel da vẫn được giới làm đẹp nhắc đến như chiếc đũa thần hô biến tất tần tật những phiền muộn từ nếp nhăn, sẹo, mụn, tối màu. Liệu peel da có như lời đồn?! Ai sẽ phù hợp để peel da, peel da thực hiện như thế nào?! Hãy cùng M.O.C đi tìm sự thật ngay nhé!
Peel da là gì?
Peel da hay gọi nôm na dân dã là lột da, là một phương pháp làm đẹp sử dụng dung dịch hóa học để loại bỏ lớp da khiếm khuyết phía trên, để lớp da tươi trẻ hơn phía dưới lộ diện. Peel da được nhiều nàng lựa chọn để đối phó với các phiền muộn từ nếp nhăn, mụn trứng cá, sẹo, da không đều màu và các khuyết điểm khác trên da. Tùy vào tình trạng da cụ thể của từng chị em và độ sâu xác định cần peel, dung dịch peel da sẽ khác nhau.
Peel da mặt hiện nay là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều chị em lựa chọn nhờ khả năng loại bỏ triệt để những vấn đề “khó nhằn” của làn da. Tuy nhiên, muốn peel da hiệu quả để có làn da tươi trẻ căng tràn và tránh những tác dụng ngoài ý muốn thì nàng nên trang bị đầy đủ và kỹ càng về phương pháp làm đẹp này.
Peel da có tác dụng gì?
Công dụng của peel da có khá nhiều, điều trị hiệu quả nhất phải kể đến các tình trạng da như da không đều màu, da xuống tone, kém sắc và cải thiện kết cấu làn da. Nhờ đó da đẹp hơn và tràn đầy sức sống. Cùng điểm qua top công dụng tuyệt vời mà peel da giúp làn da lột xác.
- Loại bỏ các nếp nhăn ở các vị trí dễ thấy như dưới mắt và quanh miệng. Các nếp nhăn hình thành thường do tác hại từ ánh nắng mặt trời, lão hóa và các yếu tố di truyền. Điều trị nếp nhăn không hề là một nhiệm vụ dễ dàng và thường khiến chị em nản trí. Nhưng giờ đây chúng ta đã có một phương pháp xử trí nhanh chóng và hữu hiệu hơn.
- Cải thiện mụn và các vết sẹo mờ, sẹo nông. Mụn và sẹo cũng sẽ theo lớp da bị lột mà bay màu không để lại dấu vết. Peel da trị mụn cũng là một cách xử trí mụn tương đối phổ biến hiện nay đó nàng. Peel da cũng tiễn các loại đốm đáng ghét từ đốm rám nắng, đồi mồi, tàn nhang ra đi trong phút chốc. Ngoài ra còn loại bỏ hoàn toàn các mảng da sạm màu nói chung hay sạm da (nám) do mang thai hoặc uống thuốc tránh thai.
- Các vấn đề về da thô ráp, tình trạng vảy trên da, thậm chí là tình trạng dày sừng quang hóa (1 dạng vảy có thể dẫn đến ung thư) cũng được xử lý với peel da. Muốn biết peel da ở mức nào thì an toàn và phù hợp với tình trạng làn da hiện tại của mình, nàng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc da, chuyên gia làm đẹp hoặc bác sĩ da liễu. Cách nàng peel da có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng da và mục tiêu điều trị. Do đó việc có nên peel da hay không cũng có thể được quyết định khi thăm khám và tham khảo ý kiến chuyên gia.
Đối với các vấn đề về sẹo lồi, sẹo thâm, nếp nhăn tạo rãnh hay tình trạng nếp nhăn nghiêm trọng trên khuôn mặt, peel da thường không phải là phương pháp điều trị tối ưu. Vì vậy nếu nàng tìm kiếm một cách thức để đẩy lùi triệt để các vấn đề trên, lời khuyên là nàng nên cân nhắc các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.
Quay lại với phương pháp peel da, không chỉ peel da mặt, nàng còn có thể peel da ở vùng cổ hoặc trên tay để cải thiện làn da các vùng này. Peel da hiện nay được xác định là có thể áp dụng được cho mọi loại da. Dù vậy nếu nàng sở hữu làn da sẫm màu thì nên thật cân nhắc, vì sử dụng peel da có thể khiến da bị sạm đi sau đó. Đây là tình trạng tăng sắc tố sau viêm. Hãy tham vấn với bác sĩ da liễu nếu bạn có làn da sẫm màu tự nhiên nàng nhé. Ngoài ra, nàng cũng nên hết sức lưu ý rằng peel da sẽ không phải là phương pháp phù hợp nếu nàng từng hoặc đang gặp một trong các vấn đề về sẹo bất thường trên da, sẹo sẫm màu.
Các cấp độ peel da tại nhà phổ biến
Lột da hóa học được phân loại theo độ mạnh, với Peel da cấp độ 1 (tầng nông) là dạng nhẹ nhất và Peel da cấp độ 4 (TCA Peel) là mạnh nhất. Các chất peel da phổ biến nhất ở cấp độ 2 là Axit Glycolic và Axit Salicylic, ở cấp độ 1 thường dùng các enzym trái cây nhẹ nhàng hơn. Các cấp độ peel khác nhau chủ yếu ở 3 điểm sau:
- Sự xâm nhập tầng lớp da nào (biểu bì, trung bì, hạ bì)
- Thành phần và nồng độ sử dụng trong các sản phẩm peel (thuộc các cấp độ)
- Tốc độ phục hồi (tần suất sử dụng lại) sau peel
Peel da tầng nông
Đầu tiên hãy đến với peel da tầng nông hay peel cấp độ nhẹ. Đây là cấp độ thấp nhất và chỉ loại bỏ các tế bào ở lớp da biểu bì trên cùng. Mặt nạ peel sẽ được để trên da trong vài phút trước khi lột và nàng có thể cảm thấy da căng một chút trong vài giờ sau đó. Khi áp dụng ở cấp độ này nàng cần duy trì thường xuyên theo lịch trình để phương pháp phát huy tác dụng.
Peel cấp độ nhẹ sẽ là lựa chọn tối ưu cho các vấn đề không quá nghiêm trọng như nếp nhăn nhỏ, mụn trứng cá, da không đều màu, da khô, da sần sùi do tổn thương vì ánh nắng mặt trời. Peel da tầng nông khi thực hiện theo lộ trình đều đặn sẽ giúp từ từ và nhẹ nhàng cải thiện làn da mà không cần mất nhiều thời gian để da phục hồi sau mỗi lần peel, thường chỉ từ vài giờ đến vài ngày. Các nếp nhăn mờ dần và da sáng khỏe đều đẹp trông thấy.
Peel da tầng trung
Tiếp theo là peel da tầng trung hay peel cấp độ trung bình. Loại peel da này thường phù hợp cho nàng có làn da không đều màu hoặc màu da kém sắc, da có các khuyết điểm như đốm đồi mồi, sẹo mụn hoặc nếp nhăn từ nhỏ đến trung bình. Với cấp độ này tế bào da ở lớp biểu bì và trung bì sẽ được loại bỏ và thay thế. Dung dịch sẽ được áp dụng trên da trong vài phút và nàng có thể có cảm giác bỏng hay châm chích ở vùng da được peel. Sau khi thực hiện liệu pháp, da có thể chuyển sang màu nâu hoặc đỏ trong vài ngày và có thể mất đến 6 tuần để làn da trở lại như bình thường nàng nhé. Cấp độ này có thời gian lặp lại sau mỗi 6 đến 12 tháng để có được hiệu quả tốt nhất. Kết quả đạt được sẽ là một làn da mịn màng, tươi tắn hơn rõ rệt. Ở góc độ thực hiện peel da an toàn, đúng quy cách, đúng liệu trình thì peel da có an toàn không, thì peel da sẽ an toàn nếu bạn hiểu cách hoạt động và áp dụng đúng phương pháp, đúng cấp độ peel da phù hợp với làn da của mình.
Peel da tầng sâu
Cấp độ peel da này sẽ tác động sâu hơn tới lớp da phía dưới, sau cả lớp biểu bì và trung bì. Do tác động ở mức sâu nên có thể cần đến thuốc gây tê và thuốc an thần để giảm đau và giúp việc peel da dễ chịu hơn. Khi peel kiểu này nàng có thể phải để lớp mặt nạ peel da đến 30 phút trên mặt hoặc hơn. Lựa chọn này có thể giúp các làn da cải thiện nếp nhăn tương đối rõ, các tổn thương da do tác động ánh nắng mặt trời, sẹo mụn sâu, da sạm màu và tình trạng da dày sừng quang hóa. Đây là cấp độ peel da sâu nhất nên cũng sẽ cho tác động rõ rệt nhất, ấn tượng nhất, với làn da sau khi phục hồi sẽ như được lột xác hoàn toàn. Với peel da tầng sâu, nàng sẽ không cần phải lặp lại chu trình mà chỉ thực hiện duy nhất một lần vì tác động sẽ kéo dài theo thời gian.
Thực hiện liệu pháp ở cấp độ này, nàng sẽ cần được theo dõi tim mạch và huyết áp để đề phòng bất cứ sự ảnh hưởng nào có thể xảy ra do hóa chất phenol có trong dung dịch peel có thể ảnh hưởng đến tim và thận.Tình trạng bong tróc và khó chịu có thể kéo dài trong vài ngày, đồng thời da cũng có thể ghi nhận các tình trạng sưng tấy đến 2 tuần và mẩn đỏ có thể kéo dài đến 3 tháng. Đây là cấp độ peel thường áp dụng để bật tone sáng da nên sẽ không thực sự phù hợp với nàng có làn da ngăm tự nhiên.
Tùy vào loại peel da nàng chọn mà có thể thực hiện tại nhà hay tại cơ sở chuyên khoa. Da cần phải được làm sạch tối đa, loại bỏ hoàn toàn dầu thừa trên da, cùng với đó là bảo vệ tóc và mắt trong khi làm peel. Dung dịch peel sẽ được thoa lên da và sau đó cá thành phần hóa học trong đó sẽ thực hiện công việc của mình. Peel da sẽ gây ra một loại tổn thương có kiểm soát, các loại hóa chất khác nhau sẽ xâm nhập vào một độ sâu da khác nhau. Sau khi lớp da cũ bong ra sẽ lộ diện một lớp da hoàn toàn mới, không còn những khiếm khuyết khiến bạn phải đau đầu nữa.
Các biến chứng của peel da bạn cần biết
Peel da không an toàn hoặc điều kiện da không thích hợp để thực hiện peel da có thể dẫn đến 1 số biến chứng không mong muốn. Trong đó có các nguy cơ về da bị đổi màu trong một khoảng thời gian hoặc vĩnh viễn (trường hợp này màu da sẽ không quay trở về màu như lúc đầu được). Sử dụng thuốc tránh thai, hoặc thai kỳ gây thay đổi màu da hoặc có tiền sử gia đình về các bệnh sắc tố cũng có thể gặp biến chứng khi peel da. Vì vậy các trường hợp này nên cân nhắc kỹ các tư vấn của chuyên gia trước khi quyết định.
- Sẹo cũng là một nguy cơ biến chứng có thể xảy ra nhưng tỷ lệ là rất thấp và chỉ gặp phải trên 1 số vùng nhất định trên khuôn mặt. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp để lại sẹo thì cũng có thể xử lý vấn đề ổn thỏa và không để lại ảnh hưởng gì.
- Nàng cũng sẽ cần cân nhắc khi muốn làm peel da nếu đã từng mắc phải chứng nổi mụn, phát ban, bởi vì vẫn có một tỷ lệ nhỏ khả năng việc peel da sẽ khiến các chứng này tái phát. Hãy tham vấn với chuyên gia nếu gặp tình huống này để được hướng dẫn và kê đơn nếu cần.
Nếu ghi nhận các tình trạng tiền sử sẹo lồi hay sẹo bất thường, sẹo không rõ nguyên nhân thì bạn cần đặc biệt quan tâm. Như đã nói peel da chỉ có thể tác động đến các tình trạng nếp nhăn nông, sẹo mờ, sẹo nhỏ, nên với các vết sẹo lớn bạn nên cân nhắc các phương pháp điều trị khác. Cuối cùng là nguy cơ về nhiễm trùng. Mặc dù tình huống này có thể xảy ra nhưng tỷ lệ là rất thấp.
Trước khi peel da cần chuẩn bị gì?
Chúng ta đã đi qua các phương pháp peel da ở phần phía trên và xác định được loại peel nào giải quyết những tình trạng da nào. Vậy nên khi đến bước chuẩn bị cho peel da thì điều đầu tiên chúng ta cần làm là lựa chọn cấp độ peel phù hợp nhất với làn da của chính mình. Từ đó sẽ lựa chọn được loại peel để sử dụng.
- Không tẩy da chết trước khi peel da tối thiểu một tuần hoặc hơn. Peel da cũng có thể hiểu là cấp độ cao hơn của việc tẩy tế bào chết, vì vậy, lưu ý này cần được đảm bảo tuân thủ. Bên cạnh các sản phẩm tẩy tế bào chết đặc hiệu, các sản phẩm dưỡng da hàng ngày cũng có thể chứa các thành phần tẩy tế bào chết. Nếu sử dụng những sản phẩm này trước khi peel da, nàng có thể vô tình gây ra một số tổn thương không mong muốn cho làn da.
- Ngừng sử dụng các sản phẩm đặc trị: Các sản phẩm điều trị tình trạng da lão hóa hoặc da mụn đặc trị dạng thuốc có thể làm giảm sức chịu đựng của làn da khi bong tróc xảy ra sau peel.
- Uống đủ nước và cấp đủ nước cho da cũng rất quan trọng. Da cần phải được dưỡng ẩm tăng cường trước và trong ngày peel. Do đó nàng cũng cần phải ngừng sử dụng tất cả các sản phẩm có nguy cơ gây khô da ít nhất vài ngày trước khi thực hiện liệu pháp.
Vì đặc thù của peel da là da sẽ cần một khoảng thời gian phục hồi nhất định sau khi làm, vì vậy nàng cần lên kế hoạch để thực hiện sao cho hợp lý. Nên tránh peel da ngay trước các sự kiện hoặc các dịp quan trọng để da vừa được nghỉ ngơi và nàng được sẵn sàng chi diện mạo tươi mới hoàn hảo của mình.
Sau khi peel da nên làm gì?
Các bước chăm sóc da sau peel sẽ tùy thuộc và cấp độ peel mà nàng áp dụng nàng nhé. Nàng cũng biết đấy, mỗi cấp độ có một mức xâm nhập khác nhau, vì vậy tác động cũng khác nhau, quá trình phục hồi khác nhau và cách chăm sóc vì thế cũng sẽ khác nhau.
Đối với peel da dạng nhẹ da sẽ chỉ cảm thấy như đang trải qua một vụ cháy nắng mà thôi, tương đương với các biểu hiện gồm mẩn đỏ, sau đó đóng vảy kéo dài từ ba đến bảy ngày rồi hồi phục.
- Sau khi peel da nên dùng sản phẩm gì thì thoa kem dưỡng da hoặc loại kem dưỡng theo chỉ dẫn cho đến khi da lành lại để chăm sóc cho da phục hồi là cần thiết nàng nhé. Sau khi da lành, hãy nhớ thoa kem chống nắng hàng ngày. Với peel da dạng này nàng có thể trang điểm sau khi hoàn thành quá trình hoặc sau đó một ngày.
- Các lần kế tiếp có thể được thực hiện sau mỗi hai đến năm tuần cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Thông thường, nàng sẽ cần 3-5 lần peel như vậy để đạt hiệu quả như ý.
- Đối với peel da tầng trung, các biểu hiện có thể rõ rệt hơn với mẩn đỏ, sưng tấy, cảm giác châm chích và bong tróc da. Tình trạng sưng có thể kéo dài trong 48 giờ. Kèm theo đó có thể xuất hiện thêm các mụn nước. Da sẽ đóng vảy và bong tróc trong từ 7 đến 14 ngày. Đối với peel da dạng này việc rửa mặt hàng ngày cần làm theo theo chỉ định của bác sĩ. Nàng cần bôi thuốc mỡ sau mỗi lần rửa mặt. Sau đó thoa kem dưỡng hàng ngày và tuyệt đối không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho đến khi lành hẳn. Nếu không có thể sẽ không duy trì được tác dụng của việc peel da. Dùng thuốc kháng virus trong 10 đến 14 ngày là cần thiết để ngăn ngừa các viêm nhiễm có thể xảy ra. Việc trang điểm nên chờ sau năm đến bảy ngày khi da lành.
- Khi thực hiện peel da tầng sâu, vùng da áp dụng liệu pháp sẽ được băng lại. Tháo băng sẽ được thực hiện trong vài ngày sau đó. Và thời gian để da lành sẽ là từ 14 đến 21 ngày. Các bước rửa mặt và thoa thuốc mỡ sẽ giống như peel da tầng trung. Sau 14 ngày, nàng có thể thoa kem dưỡng ẩm theo chỉ dẫn. Duy trì việc uống thuốc kháng viêm trong 10 đến 14 ngày. Và nàng cũng đặc biệt lưu ý là không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng ba đến sáu tháng. Sau đó nàng sẽ phải chờ ít nhất 14 ngày mới được sử dụng mỹ phẩm trang điểm.
Các lưu ý chăm sóc da sau peel
Vậy là chúng ta đã gần hoàn thành chu trình peel da từ đầu đến cuối rồi đó nàng. Cuối cùng sẽ là những lưu ý để giúp nàng có được kết quả peel da tốt nhất.
Điều quan trọng phải nói đầu tiên, đó là hết sức giữ gìn làn da khi đang trong quá trình phục hồi, hãy bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp càng nhiều càng tốt, kể cả sau khi peel da. Thoa kem chống nắng với độ SPF từ 50+ trở đi và thoa lại cứ sau mỗi 3 giờ sau khi da lành để bảo vệ làn da tối đa nàng nhé. Thoa kem dưỡng ẩm hàng ngày theo chỉ dẫn của chuyên gia để giữ ẩm và ngăn ngừa sẹo. Làn da tươi mới sau khi peel có thể rất yêu kiều hoàn hảo nhưng cũng rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Vì vậy nàng cũng nên tránh làm trầy xước da vì chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Tất cả các bất thường ngứa, sưng tấy, bỏng rát bộc phát hơn bình thường hoặc thay đổi sắc tố da đột ngột hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa nàng nhé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!
Hotline (Zalo): 0933 79 2425
Fanpage: M.O.C Vietnam
Youtube: MOC Viet Nam