M.O.C Vietnam

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo MỤN THÂM, THU NHỎ LCL chỉ 449K

Tiết lộ 10 sự thật về kem chống nắng từ Dược sĩ

Tương truyền rằng, dù hạ hay đông, dù trời mưa, râm mát hay nắng chang thì kem chống nắng vẫn là vật bất ly thân của chị em chúng mình. Làm sao thiếu được tấm khiên che chắn trước tác hại mạnh mẽ của “anh” UV khi cường độ ngày một gia tăng nhằm cướp thanh xuân làn da, hả hê với chiến tích nếp nhăn, chảy xệ, sạm nám. Đừng đánh đồng kem chống nắng với những bước skincare khác – “Có cũng được không có cũng không sao”, mà triết lý muốn da đẹp là PHẢI CHỐNG NẮNG, dẫu cho bạn thuộc loại da gì. Trước vô vàn lầm tưởng từ quảng cáo (để bán được hàng), Dược sĩ M.O.C tiết lộ ngay 10 sự thật về kem chống nắng mà bạn nên biết trước khi lựa chọn chân ái của đời mình.

Tác hại của UVA, UVB có giống nhau?

Trong số các loại tia sáng chiếu xuống Trái đất thì bức xạ UV là loại không màu, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, đừng nhầm lẫn ánh nắng ấm áp kia là tia UV, kỳ thực đó là tia hồng ngoại (nghiên cứu cho thấy tia nhìn thấy này cũng làm tăng quá trình oxy hóa của da). Tia UV không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, râm mát, mưa nắng hay gió bão cũng xuất hiện đều đều, cứ như đang trực chờ ai không bảo vệ da mà tấn công vậy (!) Chúng ta có UVA và UVB được xác định là 2 thủ phạm chính làm hại đến làn da yêu của chị em. Tác hại của tia UV đã được truyền tai nhau nhiều nhiều nhưng cụ thể đặc tính của chúng ra sao thì còn nhiều chị em bỡ ngỡ. 

Hiểu về tia UV để lựa chọn kem chống nắng phù hợp với làn da
  • Tia UVB hay Ultraviolet B (B=Burn: Cháy) có bước sóng ngắn từ 290nm đến 320nm chủ yếu tác động bề mặt da, không thể xuyên qua cửa kính, khẩu trang nhưng chúng là thủ phạm gây ra tình trạng bỏng rát, cháy nắng, kích hoạt Melanin ở biểu bì khiến da sạm đen, tối màu.
  • Tia UVA hay Ultraviolet A (A= Aging: Lão hóa) có bước sóng dài hơn từ 320 nm đến 400nm có thể chiếu xuyên qua kính, cửa sổ, phản chiếu các mặt phẳng (như mặt nước, bể bơi, cát,…) xâm nhập vào tận sâu lớp hạ bì, trung bì của da, làm thoái hóa đứt gãy Collagen và Elastin, kích thích sản sinh Melanin sâu dưới đáy biểu bì và dẫn đến nám da, nếp nhăn, chảy xệ, những dấu hiệu của lão hóa điển hình.
Tia UVA, UVB có tác động đến làn da khác nhau

Điều quan trọng cần lặp lại, đó là dù trời trong xanh, râm mát hay mưa gió ảm đạm thì tia UV vẫn tồn tại đều đều từ 6h – 18h (UVA), 10h – 16h (UVB). Vì vậy nàng hãy chú ý thoa kem chống nắng sau mỗi 3-4 tiếng để bảo vệ da toàn diện. Cường độ UVA tăng dần khi chiếu xuống nước tăng 10%, chiếu xuống cát tăng 15% và xuống tuyết tới 80%, đặc biệt trên máy bay – làn da tiếp xúc với tia UV nhiều nên đừng quên thoa kem chống nắng bảo vệ da trên các chuyến bay nàng nhé! 

Tôi nên chọn chỉ số SPF PA bao nhiêu?

Chọn kem chống nắng thì không thể bỏ qua hai chỉ số này. Mà muốn chọn đúng thì khám phá đặc điểm ngay nào:

  • Chỉ số SPF (tiếng Anh: Sun Protection Factor) thể hiện khả năng bảo vệ của kem chống nắng trước tia UVB do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (Food and Drug Administration, viết tắt FDA hay USFDA) công bố. Kem chống nắng có SPF 20 có thể chống UVB tới 93,3%, SPF 30 chống UVB tới 96,6%, SPF 40 chống UVB tới 97% và SPF 50 chống UVB tới 98%. Dù cho SPF có lên tới 100 thì khả năng chống UVB của kem chống nắng vẫn chỉ 99% thôi. 

Từ đây có thể thấy, khả năng bảo vệ của SPF 30 – 50 không chênh lệch nhau bao nhiêu. Thế nhưng, để đạt được chỉ số SPF cao dần, các nhà bào chế gia tăng hàm lượng chất chống nắng dễ gây khô da, kích ứng, bức bí đối với làn da mỏng yếu hay dầu mụn. Do đó, với nàng có da dầu, nhạy cảm hoặc đã qua treatment chỉ cần lựa chọn kem chống nắng có SPF từ 35 – 45 là ổn, lý tưởng ở mức trung bình là 40. 

  • Chỉ số PA (tiếng Anh: Protection Grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ da của kem chống nắng trước tia UVA do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. Cụ thể: PA+ có khả năng bảo vệ từ 50-60%, PA++ bảo vệ 60-70%, PA+++ bảo vệ trên 90%, PA++++ bảo vệ trên 95%. 
Chỉ số SPF, PA đều quan trọng để lựa chọn kem chống nắng

Mỗi chỉ số SPF, PA đều có ý nghĩa riêng, tùy vào môi trường sống, loại da mà bạn sẽ cân nhắc lựa chọn kem chống nắng phù hợp. Để được tư vấn dòng kem chống nắng tốt hay viên uống bạn có thể liên hệ để Dược sĩ M.O.C tư vấn miễn phí ở phần thông tin cuối bài nhé!

Tìm hiểu thêm Kem Chống Nắng M.O.C với tính năng 3in1: Chống UV, Trắng da, Makeup (nâng tone) hợp gu với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm, da treatment, da dầu mụn.

Kem Chống Nắng M.O.C trắng da, chống UV, nâng 1-2 tone

Sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và hóa học là gì?

Kem chống nắng vật lý chỉ chứa 2 thành phần được FDA cấp phép là Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Người ta thường cho rằng kem chống nắng vật lý tạo ra một hàng rào bảo vệ trên bề mặt da để phản xạ và phân tán tia UV. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Trusted Source cho thấy kem chống nắng vật lý thực sự bảo vệ da bằng cách hấp thụ tới 95% tia UV (khả năng bảo vệ tương tự như cơ chế chống nắng hóa học). 

Ngược lại với kem chống nắng vật lý thì tất cả những loại kem nào không chứa 2 thành phần trên thường được tính là kem chống nắng hóa học. Với các thành phần nhận biết như Avobenzone, Sulisobenzone, Oxybenzone,,…mỗi thành phần sẽ chống lại 1 loại tia khác nhau (UVA hoặc UVB) hoặc cả 2 tia UV. Kem chống nắng hóa học sẽ tạo nên lớp màng lọc hấp thụ, xử lý và phân huỷ các tia UV trước khi chúng gây hại đến da.

☘ Kem chống nắng vật lý còn được gọi là kem chống nắng vô cơ và kem chống nắng hóa học là kem chống nắng hữu cơ. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại kem chống nắng nào yêu thích nhưng nếu chọn Kem chống nắng vật lý hoàn toàn hãy ưu tiên sản phẩm có nồng độ Oxit kẽm ít nhất 10% để đạt độ che phủ phổ rộng.

Bảng tóm tắt sự khác biệt của Kem chống nắng Vật lý & Hóa học

Ngày nay, để cải thiện nhược điểm của hai dòng chống nắng kể trên, các nhà khoa học đã bào chế ra Kem chống nắng Vật lý lai Hóa học chứa các hoạt chất chống nắng hóa học và khoáng chất cản tia UV vật lý. Không tạo lớp màng trắng bệch lại có độ bền vững lâu dài dưới nắng & có độ phủ rộng lên tới PPD 38 (hơn cả PA++++). 

☘ Riêng với mẹ bầu, Dược sĩ M.O.C khuyên nàng chỉ nên chọn Kem chống nắng vật lý để dịu lành, an toàn cho thời kỳ mang thai bé. Với làn da treatment, kem chống nắng cho da dầu nên chọn cơ chế Vật lý lai Hóa học để bảo vệ da toàn diện đi cùng SPF 35 trở lên và không nên chọn SPF quá cao dễ gây bít tắc lỗ chân lông, nổi mụn.  

Tôi nên thoa kem chống nắng bao lâu một lần?

Hãy thoa kem chống nắng đều đặn 1-2 lần như thói quen đánh răng hàng ngày và cách 3-4 tiếng thoa lại một lần. Cuối ngày cần tẩy trang sạch sẽ lớp chống nắng dù không makeup. Có nghĩa là lịch trình thoa kem chống nắng bền bỉ 24/7 và 365 ngày một năm, cho dù bạn ở nhà hay ra ngoài. Đừng nghĩ rằng bản thân có làn da tối màu sẵn nên bỏ qua bước chống nắng, bạn có thể không sợ đen da hơn, không sợ cháy nắng,…Nhưng nguy cơ ung thư da lại kề cận đấy!  

Thoa kem chống nắng bao nhiêu là đủ?

Thoa kem chống nắng đúng cách, vừa đủ nhằm phát huy khả năng bảo vệ tốt nhất

Thoa kem chống nắng cho da nhạy cảm hay dạng da nào cần đúng liều lượng cũng là một bước quan trọng để giảm nguy cơ tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Và câu hỏi cần trả lời là bao nhiêu thì đủ? Nếu là kem chống nắng toàn thân thì áng chừng một lượng khoảng bằng chiếc chén nhỏ để bao phủ đủ phần cơ thể “lộ thiên”. Và cuối cùng nhưng quan trọng nhất, khuôn mặt xinh đẹp của chúng ta cần lượng kem chống nắng 1-2 gram, tương đương 3 đốt ngón tay hoặc ¼ muỗng cà phê.

☘ Tùy dạng kem chống nắng & kích cỡ khuôn mặt mà bạn sẽ gia giảm xoay quanh công thức chuẩn bên trên, kem chống nắng vật lý thường nâng tone trắng nhiều nên bạn sẽ lấy kem từ từ rồi thoa lên mặt thay vì đổ ra một lúc quá nhiều.

Tôi có cần thoa kem chống nắng khi ở trong nhà không?

Đây là một vấn đề không nên xem nhẹ, bởi tia UV vẫn lẩn quất đâu đó, có thể là xuyên qua bậu cửa sổ nơi bàn làm việc, hay chỉ đôi lúc trong ngày nơi ban công ngập nắng,…và da vẫn sẽ tiếp xúc với bức xạ dù cho cách này hay cách khác. Chưa kể, dùng máy tính, lướt điện thoại nhiều giờ cũng là cơ hội để những tia UV nhân tạo “tấn công” làn da mỏng manh của chị em. Thay vì lắng lo có hay không thì cứ thoa trước đã, phòng ngừa vẫn tốt hơn là điều trị mà đúng không?!

Kem chống nắng nên được thoa hàng ngày từ 9h – 16h

Kem chống nắng M.O.C bảo vệ da theo cơ chế Vật lý – Hóa học có SPF 40 PA+++ lý tưởng cho mọi loại da, kể cả da treatment, được xem là bửu bối kem chống nắng cho da dầu mụn ẩm ương khó chiều. Chàng M.O.C nội lực thâm hậu không chỉ chống UVA/UVB mà còn bảo vệ làn da của bạn trước ánh sáng xanh, bụi mịn lơ lửng trong không khí, ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa như nhăn, nám, da chảy xệ, không đều màu ngự trị trên làn da. Để được Dược sĩ tư vấn da miễn phí, bạn có thể liên hệ ở phần thông tin cuối bài nhé!

Có sự khác biệt giữa kem chống nắng cho mặt và toàn thân?

Có nhưng không nhiều. Về tác dụng chống nắng, sự khác biệt thực sự giữa kem chống nắng cho mặt và toàn thân chỉ là kích cỡ tuýp kem. Bạn không cần phải sắm kem chống nắng chỉ dùng riêng cho mặt nếu cảm thấy không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu da mặt nhạy cảm hoặc cảm thấy cần chăm sóc đặc biệt riêng cho vùng da quan trọng này (như da đang treatment/phi lăn kim) thì có thể lựa chọn các dòng kem chống nắng mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh, công thức chuyên biệt, nhằm tránh gây các tác dụng phụ như tắc nghẽn lỗ chân lông, nổi mụn hoặc kích ứng da. 

Trẻ em có nên sử dụng kem chống nắng khác với người lớn không?

Trẻ em có sử dùng kem chống nắng như người lớn?

Đối với trẻ em, cũng như những người có làn da nhạy cảm, Dược sĩ khuyên dùng kem chống nắng vật lý vì chúng ít có khả năng gây phát ban hoặc các phản ứng dị ứng khác. Kem chống nắng không gây dị ứng với công thức Oxit kẽm có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Vì trẻ em lớn hơn một chút có thể khó ngồi yên để thoa kem chống nắng, nên kem chống nắng dạng xịt có thể giúp quá trình này trở nên dễ dàng hơn. Đảm bảo giữ vòi gần và xịt cho đến khi da sáng lên để đảm bảo lượng kem chống nắng vừa đủ. Đơn giản hơn, bạn có thể hỏi trực tiếp đơn vị uy tín bán kem chống nắng để biết rằng dòng kem nào sẽ hợp với da của bé con.

Thành phần kem chống nắng an toàn hiện nay là gì?

Không phải tất cả các loại kem chống nắng đều cơ công thức như nhau, và có một số thành phần không an toàn có thể ẩn trong tuýp kem chống nắng của bạn và âm thầm hủy hoại những nỗ lực bảo vệ, dưỡng da cật lực của chúng ta. Vì vậy, nàng có thể sẽ muốn biết những thành phần nào nên tránh và những thành phần an toàn có thể thay thế được. Một số thành phần phổ biến rộng rãi chống được cả tia UVA và UVB trong rất nhiều sản phẩm kem chống nắng như Oxybenzone, Avobenzone, Retinyl Palmitate. Các thành phần dịu nhẹ có thể kể đến như Titanium Dioxide, Zinc oxide hay các thành phần chiết xuất thiên nhiên như Hoa nghệ tây, Cúc La Mã, Lô hội,…

Hương thơm cũng gây khó chịu cho nhiều người, vì vậy kem chống nắng vật lý không mùi và không gây dị ứng sẽ lý tưởng cho làn da.

Kem chống nắng chứa các thành phần nào là an toàn?

Nếu bạn có thắc mắc về độ an toàn của kem chống nắng, Dược sĩ M.O.C khuyên bạn nên kiểm tra thành phần ghi trên bao bì của tuýp kem chống nắng bạn tâm tia để xem hoạt chất đó có an toàn hay không. Website uy tín dùng để kiểm tra độ an toàn của kem chống nắng, click tại đây.

Làm thế nào để chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của tôi?

Việc lựa chọn sao cho phù hợp sẽ giúp bạn có thể có được trải nghiệm sử dụng thoải mái nhất nàng nhé. Hãy bắt đầu từ những tiêu chí cơ bản nhất như chỉ SPF tối thiểu là 35, PA+++ trở lên và lựa chọn kem chống nắng phổ rộng, chống cả tia UVA và UVB. Từ đó, hãy cân nhắc các yếu tố quan trọng hơn, như tình trạng da của nàng, nhạy cảm hay thiên khô, có treatment chưa. Lựa chọn theo thói quen sinh hoạt hay sở thích cũng giúp bạn chăm chỉ thoa kem hơn, ví dụ như xịt chống nắng tiện lợi hoặc kem chống nắng thẩm thấu nhanh chẳng hạn. Tuy nhiên, để chọn được kem chống nắng chân ái luôn là bài toán khó. Dược sĩ M.O.C cần xem qua da, tình trạng cụ thể để giúp nàng chăm sóc, bảo vệ da tốt nhất, phù hợp nhất. Để được tư vấn miễn phí, bạn có thể liên hệ ở phần thông tin cuối bài nhé!

Để đạt được lợi ích bảo vệ làn da tối ưu nhất, nàng cũng đừng quên chống nắng cơ học với mũ nón, dù (ô), quần áo chống nắng và cố gắng tránh ra nắng ở khung giờ 10h – 16h hàng ngày vì lúc này cường độ UV gay gắt.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!
Hotline (Zalo): 0933 79 2425 

Fanpage: M.O.C Vietnam 

Youtube: M.O.C Vietnam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG