M.O.C Vietnam

TIẾT KIỆM 250K khi mua Bộ đôi Kem dưỡng Ceramide

GIẢM 32% khi mua Set 2 chai Nước Tẩy Trang

MUA KÈM 59K Son dưỡng gấc với bill từ 0Đ

QUÀ TẶNG 455K khi mua Kem dưỡng Retinol hữu cơ

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo MỤN THÂM, THU NHỎ LCL chỉ 449K

Bã nhờn là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát hiệu quả

Bã nhờn là một loại chất nhờn có tác dụng giữ ẩm cho da và hoạt động như cơ chế chống thấm nước, giữ nước không thất thoát ra môi trường bên ngoài. Đồng thời giúp duy trì tính linh hoạt và bảo vệ da khỏi vi khuẩn, nấm tấn công. Bã nhờn được sản xuất bởi các tuyến dầu của da. Những tuyến này có thể được tìm thấy khắp nơi trên cơ thể, tập trung nhiều nhất ở vùng mặt, da đầu, ngực và lưng, ngoại trừ ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Do đó, những vùng này cũng dễ lên mụn và gặp các vấn đề về da khi mất đi sự cân bằng (thiếu hoặc dư thừa) trong quá trình sản xuất bã nhờn.

Bã nhờn là gì?

Bã nhờn là một chất nhờn dính được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn ở lớp trung bì. Tuyến bã nhờn có 2 loại: Có kết nối với nang lông hoặc tồn tại độc lập. Bã nhờn của con người bao gồm 57.5% chất béo trung tính và axit béo, 26% este sáp và 12% squalene (một loại lipid).

Bã nhờn là một chất nhờn dính được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn ở lớp trung bì
Bã nhờn là gì?

Vùng da mặt, da đầu và ngực có mật độ tuyến bã nhờn cao nhất. Mỗi vùng da có đến 900 tuyến bã nhờn trên mỗi cm². Các tế bào chính tạo thành tuyến bã nhờn là tế bào sebocytes (tế bào tuyến bã nhờn). Khi các tế bào này phân hủy sẽ giải phóng bã nhờn qua bài tiết holocrine vào các tuyến bã nhờn. Bã nhờn di chuyển qua ống nang kết nối với nang lông. Lông mọc sẽ kéo bã nhờn lên trên bề mặt da và lan ra tạo thành một lớp chống thấm nước thực hiện các chức năng giữ ẩm, bảo vệ, kháng khuẩn và chống lão hóa. 

Cần phân biệt bã nhờn với sợi bã nhờn. Sợi bã nhờn xuất hiện khi hoạt động tuyến bã nhờn bị rối loạn. Những sợi này có thể nằm sâu dưới nang lông hoặc xuất hiện nổi trên bề mặt da. thường xuất hiện ở những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như sợi bã nhờn ở mũi, cánh mũi, trên và dưới hai môi.

Khi nặn ra thường có màu trắng, trắng đục, trắng ngà hoặc màu xám và rất dễ cậy nặn và bị nhầm lẫn với mụn đầu đen. Tuy nhiên, sợi bã nhờn (mụn bã nhờn) là một phần của da nên bạn không thể điều trị tận gốc được.

Sợi bã nhờn là một phần của da, không thể điều trị tận gốc
Sợi bã nhờn là một phần của da, không thể điều trị tận gốc

Bã nhờn có vai trò gì?

Bã nhờn đóng góp 90% lipid cho lớp màng hydrolipid (còn gọi là hàng rào bảo vệ da). Những lipid này khóa độ ẩm và bảo vệ da khỏi bức xạ UV và các tác nhân gây hại khác.

Bã nhờn cũng vận chuyển các chất chống oxy hóa tan trong chất béo, chẳng hạn như vitamin E lên bề mặt da, giúp ngăn ngừa tổn thương da do oxy hóa.

Trong khi đó, axit sapienic và các axit béo khác có trong bã nhờn giúp chống lại vi khuẩn tụ cầu vàng, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng tụ cầu khuẩn & viêm da dị ứng. Nhiều thành phần của bã nhờn như axit béo và squalene còn có đặc tính chống viêm.

Công dụng chính của bã nhờn như dưỡng ẩm, duy trì màng lipid, ngăn mất nước, kháng khuẩn,...
Công dụng của bã nhờn là gì?

Các vai trò chính của bã nhờn có thể kể đến:

  • Dưỡng ẩm: Bã nhờn hoạt động như một loại “kem dưỡng ẩm” tự nhiên, giữ cho làn da mềm mại, mịn màng và ngậm nước. Bã nhờn tạo thành hàng rào lipid bảo vệ trên bề mặt da, ngăn ngừa mất nước, giữ độ ẩm cho da.
  • Chức năng rào cản: Bã nhờn hoạt động như một rào cản bảo vệ da khỏi các chất kích thích, chất ô nhiễm và mầm bệnh bên ngoài. Hàng rào này bảo vệ tính toàn vẹn và sức khỏe tổng thể của làn da.
  • Duy trì lớp màng axit: Bã nhờn góp phần hình thành lớp màng axit của da, lớp màng này có tính axit nhẹ và cần thiết để duy trì sự cân bằng độ pH ổn định. Khi độ pH cân bằng giúp hệ vi sinh vật trên da khỏe mạnh và ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển.
  • Kháng khuẩn: Bã nhờn chứa các peptide và lipid kháng khuẩn giúp bảo vệ da khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, từ đó góp phần tăng cường sức đề kháng cho làn da.
  • Chống lão hóa: Bã nhờn chứa chất chống oxy hóa như vitamin E có thể bảo vệ da khỏi các gốc tư do gây tổn hại tế bào, góp phần làm chậm quá trình lão hóa.

Mặc dù bã nhờn cần thiết cho sức khỏe làn da nhưng sản xuất bã nhờn quá mức có thể gây ra hiện tượng bóng dầu khó chịu và góp phần hình thành các loại mụn trứng cá. Mặt khác, việc sản xuất ít bã nhờn có thể dẫn đến da khô, bong tróc. Thực hành chăm sóc da và vệ sinh đúng cách hữu ích trong quản lý mức độ bã nhờn và thúc đẩy làn da cân bằng, khỏe mạnh.

Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bã nhờn

Di truyền, hormon, dinh dưỡng, thói quen chăm sóc da và các yếu tố môi trường đều có tác động đến việc sản xuất bã nhờn. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn như sau:

Yếu tố ảnh hưởng sản xuất bã nhờn như nội tiết tố, loại da, chế độ ăn uống, tia UV, căng thẳng, sản phẩm chăm sóc da,...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bã nhờn
  • Loại da: Có 4 loại da như da dầu, da khô, da hỗn hợp và da thường. Việc sản xuất bã nhờn cao hơn ở nhóm da dầu, trong khi ở loại da khô lại thấp hơn.
  • Điều kiện môi trường: Độ ẩm, nhiệt độ và khí hậu đều có tác động đến việc sản xuất bã nhờn. Bã nhờn có thể tăng lên khi thời tiết nóng ẩm và có thể giảm đi khi thời tiết lạnh và khô.
  • Tiếp xúc với tia cực tím: Tiếp xúc kéo dài với tia cực tím (UV) từ mặt trời có thể gây hại cho tuyến bã nhờn của da. Da có thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều bã nhờn hơn như một cơ chế bảo vệ. Điều này có thể dẫn đến tăng tiết dầu và có khả năng nổi mụn.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và làm mụn trứng cá trầm trọng hơn ở một số người.
  • Căng thẳng: Stress có thể gây ra những thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn. Một số người có thể bị nhờn nhiều hơn khi bị căng thẳng trong thời gian dài.
  • Sản phẩm chăm sóc da: Các sản phẩm có tác dụng mạnh có thể làm tăng sản xuất bã nhờn khi da cố gắng bù đắp lượng ẩm bị mất. Ví dụ như dùng sữa rửa mặt nhiều bọt chứa SLS/SLES khiến da mất nước xuyên biểu bì, kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều hơn.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai và corticosteroid có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn. Nếu nghi ngờ rằng một loại thuốc nào đó đang gây ra các vấn đề về da, bạn nên liên hệ Bác sỹ, Dược sỹ.
  • Tuổi tác: Sản xuất bã nhờn có xu hướng cao nhất ở tuổi thiếu niên (dậy thì) do sự thay đổi nội tiết tố. Lượng bã nhờn sản xuất cũng giảm dần theo tuổi tác, thường dẫn đến da khô, dễ nhăn nheo hơn khi về già.
  • Tiếp xúc với nước quá nóng: Tiếp xúc thường xuyên với nước, đặc biệt là nước nóng, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, bao gồm cả bã nhờn. Khi da cố gắng bù đắp, điều này có thể gây khô và có thể tăng sản xuất bã nhờn theo thời gian.
  • Thói quen chăm sóc da: Thực hành làm sạch và chăm sóc da đúng cách có thể hỗ trợ việc kiểm soát mức độ bã nhờn và ngăn ngừa tình trạng nhờn hoặc khô quá mức. Ví dụ: Tẩy trang vào cuối ngày khi makeup hay dùng kem chống nắng; cấp ẩm đủ cho da hàng ngày với serum, kem dưỡng hoặc mặt nạ;…
  • Di truyền: Yếu tố di truyền dẫn đến tương tự thế hệ trước về kích thước – mật độ của tuyến bã nhờn, hoạt động của enzyme, cùng nhóm da,…khiến cho một số người có làn da tiết ra nhiều bã nhờn hơn so với những người khác. 
  • Thay đổi nội tiết tố: Androgen đặc biệt là testosterone, làm tăng sản xuất bã nhờn của tuyến bã nhờn. Sự thay đổi nội tiết tố thường xảy ra trong suốt tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh có thể gây ra sự biến động trong việc sản xuất bã nhờn. Chi tiết cụ thể nằm ở ngay phần tiếp theo.

Nội tiết tố ảnh hưởng sản xuất bã nhờn ra sao?

Hormon chính là testosterone, hiện diện ở cả nam và nữ nhưng nam giới có nồng độ cao hơn. Sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn như sau:

Nội tiết tố thay đổi tác động đến sản xuất bã nhờn vào giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, dậy thì, mãn kinh,...
Nội tiết tố ảnh hưởng sản xuất bã nhờn ra sao?

Nội tiết tố androgen: Androgen là một loại hormone sinh dục nam, trong đó nổi tiếng nhất là testosterone. Hormone này liên kết với các thụ thể trên tế bào tuyến bã nhờn, khi nội tiết tố thay đổi khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn.

Tuổi dậy thì: Sản xuất Androgen tăng lên trong suốt tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Một trong những lý do chính khiến thanh thiếu niên thường xuyên gặp phải tình trạng sản xuất bã nhờn tăng lên, dẫn đến da nhờn, nổi mụn, là do sự thay đổi nội tiết tố. Những hormone này khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt: Sự dao động nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn. Một số phụ nữ có thể gặp phải những thay đổi về độ nhờn và nổi mụn trên da trong những ngày trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi này thường liên quan đến sự dao động nội tiết tố.

Mang thai: Những thay đổi nội tiết xảy ra khi mang thai có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn. Nội tiết tố thai kỳ gây ra những thay đổi trên da của một số phụ nữ, chẳng hạn như tăng tiết dầu hoặc nổi mụn.

Mãn kinh: Sự giảm nồng độ estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể gây ra những thay đổi trong sản xuất bã nhờn. Một số phụ nữ có thể thấy da khô hơn trong thời gian này, trong khi những người khác có thể nhận thấy lượng dầu tăng lên.

PCOS (Hội chứng buồng trứng đa nang): PCOS là một rối loạn nội tiết tố có thể làm tăng nồng độ androgen ở phụ nữ. Sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể gây ra tình trạng sản xuất bã nhờn quá mức, dẫn đến mụn trứng cá và da nhờn.

Thuốc nội tiết tố: Một số loại thuốc nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai có chứa nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn. Một số phương pháp tránh thai có thể giúp điều chỉnh việc sản xuất bã nhờn và cải thiện mụn trứng cá, trong khi những phương pháp khác có thể có tác dụng ngược lại.

Hormon steroid: Corticosteroid, được kê đơn cho nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bã nhờn. Corticosteroid tại chỗ cũng có thể làm mỏng da, có thể có tác động gián tiếp đến việc sản xuất bã nhờn.

Căng thẳng: Các yếu tố có thể làm tăng mức độ căng thẳng bao gồm môi trường làm việc áp lực cao và cư trú tại các khu đô thị bị ô nhiễm. Căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và sản xuất bã nhờn.

Tác hại của bã nhờn dư thừa trên da

Sản xuất bã nhờn dư thừa (tăng tiết bã nhờn) có thể gây ra nhiều vấn đề về da, phổ biến là:

Tác hại của sản xuất bã nhờn dư thừa gồm nổi mụn, da bóng dầu, dễ kích ứng,...
Những ảnh hưởng tiêu cực khi sản xuất bã nhờn dư thừa/quá mức
  • Bề ngoài bóng nhờn: Bề mặt da bóng nhờn nhầy nhụa trông nặng nề, gây mất thẩm mỹ, khó trang điểm hoặc da khó thẩm thấu dưỡng chất. Đồng thời lộ rõ lỗ chân lông to, cảm giác khó chịu.
  • Mụn trứng cá: Bã nhờn dư thừa kết hợp tế bào chết, bụi bẩn, cặn trang điểm dễ gây bít tắc lỗ chân lông, sinh mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt hoặc u nang. 
  • Sẹo mụn: Bã nhờn không được kiểm soát đúng cách tăng nguy cơ mụn trứng cá nghiêm trọng, u nang dẫn đến sẹo thâm, ảnh hưởng kết cấu da, khó cải thiện và điều trị về sau.
  • Độ nhạy cảm: Da dầu có thể nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng hơn da thường. Bã nhờn dư thừa có thể tích tụ các mảnh vụn và chất kích thích, gây viêm và mẩn đỏ.

Sự hình thành bã nhờn và mụn trứng cá

Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến được đặc trưng bởi sự phát triển của nhiều loại tổn thương khác nhau trên da, bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn nhọt và u nang. Đây là cách bã nhờn tham gia vào quá trình hình thành mụn trứng cá:

Tuyến bã nhờn chịu trách nhiệm tạo ra bã nhờn giúp giữ ẩm và bảo vệ da. Khi các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và tạo ra lượng bã nhờn dư thừa gây ra sự tích tụ dầu trong nang lông. Nếu dòng bã nhờn bị cản trở bởi các yếu tố như tế bào da chết, bã nhờn có thể bị mắc kẹt trong nang lông, hình thành môi trường kỵ khí (thiếu oxy) thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn C. Acnes phát triển.

Hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách tạo ra phản ứng viêm khi vi khuẩn C. Acnes nhân lên trong các nang lông bị tắc nghẽn. Viêm gây ra mẩn đỏ, sưng tấy và khó chịu thường liên quan đến tổn thương do mụn trứng cá. Hệ quả là thâm mụn, sẹo mụn.

Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức và tạo ra lượng bã nhờn dư thừa gây ra sự tích tụ dầu trong nang lông, dễ nổi mụn
Bã nhờn được sản xuất như thế nào?

Biện pháp kiểm soát sản xuất bã nhờn

Chúng ta không thể loại bỏ việc sản xuất bã nhờn bởi chúng có ích cho làn da. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát để duy trì sự cân bằng với các biện pháp đơn giản sau đây.

Làm sạch đúng cách: Rửa mặt 2-3 lần/ngày (sáng, trưa, tối) bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không chứa SLS/SLES để loại bỏ bã nhờn dư thừa, bụi bẩn và các chất ô nhiễm. Tránh các chất tẩy rửa mạnh hoặc có tính mài mòn, có thể làm bong tróc da, khiến da mất đi độ ẩm, kích thích tuyến bã nhờn sản xuất mạnh mẽ.

Tẩy tế bào chết bằng BHA: Axit salicylic là một axit beta-hydroxy (BHA) có khả năng thẩm thấu vào lỗ chân lông. Do đó, bên cạnh loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, BHA còn giúp loại bỏ các tế bào da chết và ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc. Bạn nên tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần với BHA nồng độ nhẹ.

Sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu, không gây mụn: Chọn các sản phẩm chăm sóc da không gây mụn (không làm tắc lỗ chân lông) như kem dưỡng ẩm, kem chống nắng và đồ trang điểm không chứa dầu và không gây mụn. Ưu tiên các sản phẩm thân nước để dễ thẩm thấu, mỏng nhẹ, dễ chịu cho da hơn.

Chất dưỡng ẩm gốc Axit Hyaluronic: Axit Hyaluronic là một chất dưỡng ẩm và nhẹ, có thể giữ ẩm cho da mà không cần thêm dầu. Để giữ cho làn da của bạn ngậm nước, hãy sử dụng các loại toner, serum trị mụn hoặc kem dưỡng ẩm có chứa Axit Hyaluronic (HA).

Thói quen giúp kiểm soát bã nhờn như ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, tập thể dục thể thao,...
Duy trì các thói quen lành mạnh giúp kiểm soát bã nhờn hiệu quả

Chế độ ăn uống cân bằng: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn thực phẩm có chỉ số đường cao, tránh đồ ăn nhanh hay các sản phẩm từ sữa,…vì có thể góp phần sản xuất quá nhiều bã nhờn.

Giữ nước: Uống đủ 1.5L nước lọc mỗi ngày nước để cung cấp nước cho mọi hoạt động trao đổi chất của cơ thể và làn da. Bởi mất nước đôi khi có thể làm tăng sản xuất bã nhờn.

Quản lý căng thẳng: Có thể giảm căng thẳng bằng cách sử dụng các kỹ thuật thư giãn, tập thể dục, thiền hoặc thực hành chánh niệm. Căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone và sản xuất bã nhờn mạnh mẽ.

Hạn chế trang điểm: Hãy để làn da được thở bằng cách không trang điểm vào những ngày không cần thiết. Còn nếu cần trang điểm, hãy đảm bảo rằng các sản phẩm makeup không gây mụn và không chứa dầu, đồng thời làm sạch dụng cụ trang điểm thường xuyên bạn hen.

Ngủ đủ giấc: Đặt mục tiêu ngủ đủ và sâu từ 8-10 giờ mỗi ngày. Thiếu ngủ có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố và có tác động tiêu cực đến sức khỏe làn da.

Làm sạch ga trải giường và vỏ gối: Thay ga trải giường và vỏ gối thường xuyên để ngăn ngừa sự tích tụ dầu, bụi bẩn và vi khuẩn trên da khi bạn ngủ. Vệ sinh đều đặn 1 lần/tuần nhé.

Các biện pháp kiểm soát bã nhờn như làm sạch đúng cách, tẩy tế bào chết định kỳ, ưu tiên sản phẩm thân nước,...
Các biện pháp kiểm soát bã nhờn hiệu quả tại nhà

Thành phần hấp thụ bã nhờn dư thừa

Một số chất tự nhiên có thể hỗ trợ hấp thụ bã nhờn dư thừa và điều tiết lượng dầu trên da. Những chất này thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc da và có thể được sử dụng để làm mặt nạ:

Đất sét: Các loại đất sét như cao lanh, bentonite và đất sét xanh của Pháp là những chất hấp thụ bã nhờn dư thừa một cách tự nhiên tuyệt vời. Chúng có thể được sử dụng để loại bỏ tạp chất và giảm độ nhờn hiệu quả.

Bột yến mạch: Bột yến mạch xay có thể được sử dụng như một chất tẩy tế bào chết tự nhiên và hấp thụ dầu, giúp loại bỏ các tế bào da chết và bã nhờn dư thừa, để lại làn da mềm mại.

Than hoạt tính: Than hoạt tính có cấu trúc xốp có khả năng hấp thụ dầu và tạp chất trên bề mặt da. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như mặt nạ và sữa rửa mặt cho da dầu mụn.

Nha đam: Nha đam giúp làm dịu và dưỡng ẩm cho da. Mặc dù không hấp thụ trực tiếp dầu nhưng có thể giúp điều chỉnh việc sản xuất bã nhờn và giảm viêm.

Nước chanh: Axit citric trong nước chanh có tác dụng làm se nhẹ và có thể giúp giảm dầu. Tuy nhiên, khi dùng bạn nên thận trọng vì có thể làm khô và kích ứng đối với một số loại da.

Dầu cây trà: Dầu cây trà có chứa chất kháng khuẩn và có thể hỗ trợ điều chỉnh việc sản xuất dầu quá mức. Chúng thường được sử dụng như một phương pháp điều trị tại nhà cho làn da dễ bị mụn trứng cá khi pha loãng.

Giấm táo: Khi chưng cất với nước, giấm táo có thể dùng làm toner giúp cân bằng độ pH cho da và giảm nhờn. Giấm táo nên được sử dụng một cách tiết kiệm và thận trọng vì có thể gây khó chịu cho một số người.

Các thành phần thiên nhiên dẫu tốt nhưng cần làm sạch kỹ càng và tìm mua cơ sở uy tín để tránh lẫn tạp chất, bụi bẩn khiến da kích ứng, gây tác dụng ngược.

🌿 COMBO GIẢM MỤN, KIỂM SOÁT BÃ NHỜN M.O.C với khả năng loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa tận cổ nang lông với hoạt chất BHA. Đồng thời cấp ẩm, củng cố chức năng của hàng rào bảo vệ, trẻ hóa tế bào và nuôi da sáng khỏe ngay từ bên trong. Combo lý tưởng cho mọi làn da, đặc biệt là da dầu mụn, da thâm sạm, xỉn màu, sần sùi vỏ cam.

Combo Giảm mụn, kiểm soát bã nhờn M.O.C gồm 3 sản phẩm: Serum tẩy tế bào chết BHA, Serum HAB5, Kem dưỡng
Trải nghiệm Combo Giảm mụn, Kiềm dầu, Phục hồi M.O.C

Duy trì làn da khỏe mạnh, trong trẻo đòi hỏi phải kiểm soát việc sản xuất bã nhờn thông qua chế độ chăm sóc da đúng cách, thay đổi lối sống. Bạn cần kiên nhẫn với các phương pháp mà M.O.C gợi ý để đạt kết quả tối ưu, tiết kiệm nhất.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!

Hotline (Zalo): 0933 79 2425 

Fanpage: M.O.C Vietnam

Youtube:  MOC Viet Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG