Mẹo nặn mụn an toàn, không để lại sẹo thâm
Mục lục
Có ai mà cưỡng lại được sức hút của việc nặn mụn?! Chỉ cần mụn trồi lên, mặc kệ gom nhân hay chưa thì cứ bóp nặn cái đã tính sau. Suy cho cùng, việc chờ đợi một nốt mụn tự lặn sẽ mất nhiều ngày, trong khi việc nặn mụn dường như sẽ giải quyết được sự khó chịu trong vài giây. Nhưng bạn biết không, khi nặn mụn sai cách, nặn vô tội vạ, bạn đang can thiệp vào cơ chế tự chữa lành tự nhiên của làn da và nguy cơ cao để lại vết thâm, sẹo lâu lành. Chưa kể, một số loại mụn nhọt và mụn mủ tuyệt đối không được tự nặn vì có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Thay vì khuyên nhau NGỪNG NẶN MỤN, M.O.C sẽ giúp bạn chọn đúng thời điểm nặn mụn để hiệu quả lành tổn thương cao nhất, ít để lại sẹo nhất. Xem ngay nào…
Tại sao lại nổi mụn?
Mụn trứng cá là một tình trạng da xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, bụi bẩn, tế bào da chết tạo môi trường kỵ khí thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Thành nang lông có thể phình ra và hình thành mụn đầu trắng. Hoặc mụn có thể lộ ra bề mặt và sẫm màu tạo thành mụn đầu đen. Mụn đầu đen có thể trông giống như bụi bẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông, nhưng thực tế, lỗ chân lông bị tắc nghẽn do vi khuẩn và dầu, chúng chuyển sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí.
Đối với hầu hết mọi người, mụn trứng cá có xu hướng biến mất khi bước vào tuổi 30, nhưng một số người ở độ tuổi 40 và 50 vẫn tiếp tục gặp vấn đề về da này. Mụn xảy ra phổ biến nhất ở thanh thiếu niên, nhưng chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ người nào mà không thèm nhìn tuổi. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mụn trứng cá có thể gây đau nhức, sưng tấy và để lại sẹo thâm trên da. Nếu chăm sóc da mụn đúng cách, càng sớm càng tốt sẽ giảm nguy cơ hình thành thâm sẹo. Có nhiều loại mụn khác nhau bao gồm:
- Mụn đầu trắng là dạng mụn không viêm, không sưng đau, có dạng những nốt nhỏ hình thành dưới da.
- Mụn đầu đen có thể nhìn thấy trên bề mặt da, có màu đen do quá trình oxy hóa, thường xuất hiện ở mũi, cằm.
- Mụn ẩn là dạng mụn không viêm, mọc từng cụm, có nhân nằm sâu bên trong nang lông nên khó điều trị và dễ tái đi phát lại.
- Mụn mủ chứa đầy mủ và có thể nhìn thấy trên bề mặt da của bạn. Vết sưng thường có màu đỏ với mủ rõ ràng trên đỉnh, gây sưng đau.
- U nang là những vết sưng to chứa đầy mủ có thể nhìn thấy trên bề mặt da và thường gây đau đớn. U nang cũng có thể gây sẹo da vĩnh viễn, đặc biệt là lúc chúng bị nhiễm trùng.
Có nên nặn mụn không?
Nhiều người bị nổi mụn nghĩ rằng việc nặn mụn sẽ giúp mụn biến mất. Tuy nhiên, việc nặn mụn chưa đúng cách có thể đẩy vi khuẩn xấu và mủ vào sâu hơn trong da. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sưng tấy và mẩn đỏ ở khu vực nặn khiến nổi mụn nổi rõ hơn. Trong một số trường hợp, cố gắng nặn mụn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Việc mọi người thỉnh thoảng nặn mụn trên mặt là điều khá bình thường và nó thường trở thành một thói quen xấu hoặc liên quan đến căng thẳng. Tuy nhiên, nếu việc nặn mụn trở thành thói khó bỏ, thì đó có thể là dấu hiệu của việc rối loạn âu lo, căng thẳng. Bạn cần tự hỏi, gần đây có phải đã trải qua một thời gian thực sự căng thẳng không? Và chủ động cân bằng lại cuộc sống, giải tỏa áp lực và tránh nặn mụn vô tội vạ.
Trước khi bạn bắt đầu nặn mụn, hãy cân nhắc các lựa chọn thay thế sau:
- Chườm nóng có thể làm dịu cơn đau do mụn sưng tấy. Sau khi lỗ chân lông được mở ra bằng cách chườm nóng, mụn của bạn có thể tự mở và bong ra.
- Thoa ngoài (skincare) với các thành phần như Axit Salicylic (BHA), Benzoyl peroxide, tinh dầu tràm trà chấm mụn viêm, chiết xuất thiên nhiên từ Cúc La Mã, Nha đam,…có tính kháng khuẩn, chống viêm cao, giúp mụn gom cồi nhanh và mau lành tổn thương.
- Đến bệnh viện da liễu để điều trị đúng cách, tránh rơi vào “cám dỗ” kem trộn, sản phẩm kém chất lượng với lời quảng cáo sạch mụn cấp tốc sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn, nguy cơ để lại sẹo thâm cao.
Nặn mụn đúng cách tại nhà
Cách an toàn nhất để loại bỏ mụn là đợi mụn gom cồi (nhân) hoặc cứ giữ như thế, không đụng chạm gì bởi làn da tự biết cách chữa lành mụn tốt hơn bạn. Còn nếu bạn định nặn mụn, hãy làm theo các bước sau để hạn chế tối đa tổn thương để lại sẹo thâm. Tuy nhiên, chỉ nên nặn mụn đầu trắng, đầu đen thôi nhé! Các mụn viêm không nên tác động, sẽ dễ để lại sẹo và nhiễm trùng da.
Cách nặn mụn đầu trắng
Xác định xem mụn của bạn có phải là mụn đầu trắng hay không. Tìm vùng màu trắng hoặc trắng nhạt ở đầu mụn. Nếu gốc mụn có màu đỏ, bạn nên chú ý đến đầu mụn ngay lập tức. Nếu bạn không nhìn thấy đầu mụn đầy mủ trắng này, đừng cố nặn. Bạn có thể làm tổn thương da và gây nhiễm trùng. Nếu mụn của bạn to và đau, hãy chờ vài ngày để mụn mọc đầu trắng.
TRƯỚC KHI NẶN MỤN
- Vệ sinh mặt với nước ấm và sữa rửa mặt cho da dầu mụn. Di chuyển theo chuyển động tròn hướng lên trên cho đến khi tất cả bụi bẩn và lớp trang điểm được loại bỏ. Thấm khô hầu hết khuôn mặt với khăn sạch hoặc bông tẩy trang. Tiếp tục dùng toner dành cho da mụn để giữ cho làn da được mềm mại.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Tạo bọt thật kỹ và xoa hai tay vào nhau. Đặc biệt chú ý làm sạch các đầu ngón tay, nơi sẽ tiếp xúc với mụn đầu trắng. Nếu có thể, hãy vệ sinh cả phần dưới của móng tay.
- Quấn ngón tay trỏ trong khăn giấy. Điều này sẽ ngăn móng tay đâm vào da.
CÁCH 1: NẶN MỤN ĐẦU TRẮNG VỚI CÂY LẤY MỤN
➊ Khử trùng đầu nhọn của cây nặn mụn bằng cách ngâm vào cồn hoặc nước oxy già trong một phút. Lưu ý rằng việc chọc mụn đầu trắng bằng kim khâu không được các bác sĩ da liễu hoặc thành viên của cộng đồng y tế khuyến nghị, vì vậy đây là điều bạn có thể tự chịu rủi ro khi thử. Bạn cũng có thể hơ đầu kim trên ngọn lửa từ que diêm hoặc bật lửa trước khi nhúng kim vào cồn hoặc oxy già để khử trùng được tốt hơn.
❷ Chọc lên bề mặt của mụn đầu trắng. Không chọc theo phương thẳng đứng mà hơi xiên. Rút kim ra ngay khi bạn thấy mủ chảy ra từ mụn đầu trắng. Nếu bạn thấy chất lỏng trong suốt hoặc máu thay vì mủ, hãy dừng lại vì lúc này mụn chưa sẵn sàng để nặn, nếu miễn cưỡng sẽ khiến mụn sưng tấy, lâu lành hơn.
❸ Bóp mụn đầu trắng nhẹ nhàng bằng cách đặt hai ngón tay trỏ của bạn ở gốc của vùng màu trắng. Bóp theo chuyển động xuống và vào trong. Hãy nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da. Sau đó, nhẹ nhàng lau sạch mủ bằng khăn giấy trên ngón tay của bạn. Thay khăn giấy bằng khăn giấy sạch để tránh nhiễm trùng da. Tiếp tục cho đến khi hết mủ.
CÁCH 2: NẶN MỤN ĐẦU TRẮNG VỚI HƠI NƯỚC NÓNG
❶ Nấu nước sôi và để nguội trong 2 phút. Đặt một chiếc khăn tắm lên đầu và dùng tay giữ khăn để tạo dáng chùm như chiếc lều. Cúi mặt về phía chảo đủ để cảm nhận hơi nước. Để hơi nước phả vào mặt bạn trong khoảng năm phút.
❷ Sau khi quấn các ngón tay trỏ bằng khăn giấy, hãy đặt chúng lên hai bên của mụn đầu trắng. Kéo nhẹ ra ngoài (căng da vùng mụn). Tại thời điểm này, mụn đầu trắng có thể bắt đầu bật mủ lên. Với cách này, bạn sẽ ít phải ép vào da hơn, da cũng ít tổn thương hơn Cách 1. Sau đó bạn chỉ cần lau sạch vết mủ, thay khăn giấy mới để tránh lây lan vi khuẩn.
➌ Tiếp tục đặt hai ngón tay trỏ ở hai bên của mụn đầu trắng. Nhấn xuống thật chậm để tránh làm tổn thương da để bóp mủ sạch hoàn toàn. Lau sạch mủ chảy ra. Tiếp tục bóp cho đến khi hết mủ.
➍ Khi thấy máu hoặc chất lỏng trong suốt, bạn cần dừng lại dù cho có còn mủ hay không.
Cách nặn mụn đầu đen
Khi bã nhờn và vi khuẩn bên trong mụn đầu đen tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu đen. Vì lỗ chân lông đã mở nên nặn mụn đầu đen dễ hơn mụn đầu trắng.
➊ Rửa mặt và tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước rửa tay
➋ Thoa sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa Axit Alpha Hydroxy hoặc Beta Hydroxy hoặc Serum BHA 2% M.O.C
➌ Đắp khăn ấm lên khu vực mụn đầu đen trong 5 phút
➍ Sử dụng các ngón tay ấn nhẹ nhàng vào trong và xuống phía dưới mụn đầu đen. Tránh bóp quá gần mụn đầu đen vì có thể khiến nhân mụn khó lấy ra hơn. Thay vào đó, hãy bắt đầu ra xa hơn và di chuyển các ngón tay xung quanh theo chuyển động cùng chiều kim đồng hồ để lấy nhân mụn ra từ các góc khác nhau. Tuyệt đối không sử dụng móng tay, bạn nên cắt ngắn móng tay hoặc bao khăn giấy xung quanh đầu ngón tay để tránh da khỏi bị tổn thương.
Ngoài ra, để dễ dàng trong nặn mụn đầu đen, bạn có thể dùng cây nặn mụn (phần đầu có khoanh tròn). Dĩ nhiên, trước khi dùng nặn mụn bạn cần khử trùng đầu lấy mụn với cồn.
Sau khi nặn mụn nên làm gì?
Nặn mụn xong nên làm gì? Điều này cực kỳ quan trọng, nếu chăm da sau nặn mụn sai cách sẽ khiến da thêm tổn thương, thậm chí là cơ hội để mụn tái phát. Làn da sau nặn mụn khá nhạy cảm nên cần tối giản các quy trình skincare lại, tập trung vào hai khâu Kháng viêm/khuẩn và Dịu da.
➀ Vệ sinh lại da với Gel rửa mặt không bọt để dịu da, giảm kích ứng tối đa
➁ Phun Toner cấp ẩm phục hồi chuyên sâu
➂ Đắp Mask Bio-cell Dịu da trong 1-2 tiếng để cân bằng dầu nước, ngừa mụn và phục hồi hư tổn, thúc đẩy da nhanh tái tạo, săn chắc
➃ Với cách trị mụn đầu đen, bạn nên dùng Serum BHA 2% M.O.C 2-3 lần/tuần để giải phóng bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông, tránh nguyên nhân hình thành mụn đầu đen
Duy trì routine chăm sóc da mụn như trên để khôi phục hàng rào bảo vệ da, lành vết thương và ngừa thâm sẹo. Sau 2 ngày nặn mụn, bạn không nên trang điểm để giúp vị trí nặn mụn và lỗ chân lông được thông thoáng, cũng để tránh các yếu tố gây mụn quay trở lại. Nếu ra đường cần thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang,…Và khi dùng kem chống nắng, bạn cần thêm bước tẩy trang rồi mới tới Gel rửa mặt để da sạch thoáng nhé!
Không nặn mụn khi nào?
Mặc dù mọi người có thể nặn mụn đầu trắng và mụn đầu đen (vì thuộc dạng mụn không viêm) nhưng cần tránh nặn các mụn viêm, sưng to. Các loại mụn viêm nằm sâu hơn trong da và có nhiều khả năng để lại sẹo và nhiễm trùng nếu nặn chưa đúng lúc, sai cách. Cụ thể, bạn cần hạn chế tối đa nặn các dạng mụn viêm sau:
- Mụn sần đỏ hoặc tím, không có mủ (đầu trắng)
- Mụn mủ có các vết sưng có mủ màu trắng hoặc vàng ở giữa và vùng da quanh mụn đỏ, tím hoặc nâu
- U nang với các cục sưng đau có màu đỏ, nâu hoặc tím và mềm khi chạm vào
Với 3 dạng mụn kể trên có cách xử lý mụn riêng nên bạn không thể tùy tiện nặn mụn hay điều trị tại nhà mà không có sự tham vấn của Bác sĩ, Dược sĩ. Khi bạn cố gắng nặn các loại mụn này lúc chúng chưa gom nhân, nguy cơ vi khuẩn và các chất dị ứng tấn công sâu vào các lớp bên trong của da, khiến mụn mất nhiều thời gian chữa lành, lây lan và thậm chí là sẹo vĩnh viễn.
Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn, hãy chia sẻ tình trạng da hiện tại với M.O.C. Dược sĩ sẽ xem da, tư vấn và xây dựng quy trình chăm sóc da mụn bài bản để bạn tự skincare tại nhà. Dược sĩ M.O.C theo dõi da của bạn trong suốt quá trình cải thiện mụn, nên bạn có thể an tâm trải nghiệm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!
Hotline (Zalo): 0933 79 2425
Fanpage: M.O.C Vietnam
Youtube: MOC Viet Nam