M.O.C Vietnam

TIẾT KIỆM 250K khi mua Bộ đôi Kem dưỡng Ceramide

GIẢM 32% khi mua Set 2 chai Nước Tẩy Trang

MUA KÈM 59K Son dưỡng gấc với bill từ 0Đ

QUÀ TẶNG 455K khi mua Kem dưỡng Retinol hữu cơ

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo MỤN THÂM, THU NHỎ LCL chỉ 449K

Chiết xuất nha đam và 7 lợi ích cần thiết với làn da

Nha đam là chiết xuất có mặt ở hầu hết các sản phẩm của Nhà M.O.C nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn, dịu da, phục hồi và chữa lành hư tổn. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cây quý đa năng cũng như cách sử dụng hiệu quả cho làn da.

Nha đam là gì?

Nha đam (Aloe vera) có tên thực vật là Aloe barbadensis miller thuộc chi Lô hội. Trong đó, chi Lô hội là một loại cây bụi hoặc cây thân gỗ lâu năm, mọng nước, màu xanh lục có hơn 500 loài khác nhau phát triển ở vùng khí hậu khô nóng như Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, Ấn Độ. Trong hơn 500 loài thuộc chi Lô hội thì chỉ có bốn loài có giá trị cao đối với con người. Trong số bốn loại cây Lô hội này, Nha đam (Aloe Vera) là đáng kể nhất bởi đặc tính chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, dược phẩm được sử dụng trong nhiều thiên niên kỷ. 

Nha đam có nguồn gốc từ đâu?

Nữ hoàng Ai Cập Nefertiti và Cleopatra đã sử dụng nha đam như một phần trong chế độ làm đẹp hàng ngày. Alexander Đại đế và Christopher Columbus dùng nha đam điều trị vết thương cho binh lính.

Cái tên Aloe Vera bắt nguồn từ tiếng Ả Rập “Alloeh” có nghĩa là “chất đắng sáng”, trong khi “vera” trong tiếng Latinh có nghĩa là “sự thật”. Cách đây 2.000 năm, các nhà khoa học Hy Lạp đã coi nha đam là thần dược vạn năng. Người Ai Cập gọi nha đam là “cây trường sinh”. Ngày nay, cây lô hội đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong da liễu.

🌿 Lô hội là tên gọi chung cho nhóm cây mọng nước với hơn 500 loài. Còn lô hội có giá trị cao trong chăm sóc da có tên là Aloe barbadensis Miller (lô hội ta) là loài duy nhất thuộc chi Aloe ở Việt Nam theo sách “Cây cỏ Việt Nam” của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ.

Công dụng của nha đam với làn da

Cây nha đam có tác dụng gì? Câu trả lời là gần như vô tận. Cứ sau một thời gian, các nhà khoa học lại phát hiện ra thêm công dụng bất ngờ của loài cây đa năng này. Tiêu biểu là những tính năng quý sau đây đối với làn da.

Các công dụng của nha đam đối với làn da

1. Giữ ẩm 

Nha đam chứa chất giữ ẩm Mucopolysacarit (chất hút nước từ không khí vào sâu trong da) giúp liên kết độ ẩm vào da, kích thích nguyên bào sợi tạo ra collagen và elastin tăng đàn hồi và giúp da ít nếp nhăn hơn. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có tác dụng gắn kết các tế bào biểu bì bong tróc bề mặt bằng cách kết dính chúng lại với nhau, làm mềm da và cải thiện tính toàn vẹn. Các axit amin cũng làm mềm các tế bào da thô cứng và kẽm hoạt động như một chất làm se khít lỗ chân lông.

2. Xoa dịu cháy nắng, bỏng rát da

Nha đam có tác dụng làm dịu vết cháy nắng và tổn thương da bằng cách tăng tổng hợp collagen và liên kết chéo. Nhờ đó giúp giảm bất kỳ mô sẹo nào hình thành và đẩy nhanh tăng tốc độ chữa lành vết thương. 

Ngoài ra, Nha đam còn ngăn chặn sự ức chế quá mẫn do tia cực tím gây ra. Metallicothionein – một loại protein chống oxy hóa được tạo ra trong da, giúp loại bỏ các gốc hydroxyl và ngăn chặn sự ức chế superoxide dismutase và glutathione peroxidase. Từ đó giảm sản xuất và giải phóng các cytokine ức chế miễn dịch có nguồn gốc từ tế bào sừng.

Đối với vết bỏng nhẹ (cấp độ 1 và cấp độ 2), thoa Gel Nha đam hoặc sản phẩm chứa chiết xuất nha đam lên vùng bị ảnh hưởng tối đa 3 lần/ngày. Tuy nhiên, những vết bỏng nặng hơn cần được điều trị tại cơ sở y tế.

Chiết xuất nha đam giúp ngừa lão hóa, dịu vết cháy nắng từ UV

3. Làm dịu da, giảm kích ứng

Nha đam có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, chống nấm và chống viêm có thể làm dịu da bằng cách dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi các chất gây ô nhiễm. Điều này giúp chiết xuất nha đam được ưa chuộng của mọi làn da, kể cả da nhạy cảm và dễ nổi mụn. Nếu bị trầy xước da, bạn có thể thoa gel nha đam để giảm đau và xoa dịu cảm giác bỏng rát nhanh chóng. Sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.

4. Ngừa lão hóa

Nha đam có chứa vitamin C và E giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do (những phân tử gây tổn thương tế bào). Trong khi đó, axit salicylic có trong nha đam hoạt động như một chất tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của da, tăng sinh tế bào mới, trẻ hóa da.

Chiết xuất nha đam giàu Vitamin C và E, chống oxy hóa, ngừa lão hóa da

5. Mờ vết thâm và vết rạn da

Aloesin và Aloin là hai hợp chất trong nha đam có thể làm mờ vết thâm và vết rạn da. Ngoài ra, Aloin đã phá hủy các tế bào melanin (sự sản xuất quá mức khiến các đốm đen hình thành) trong các tế bào sắc tố bằng cách ngăn chặn hoạt động của tyrosinase, một loại enzyme chịu trách nhiệm sản xuất melanin. Từ đó giảm chứng tăng sắc tố da do tia cực tím và sau mụn.

6. Giảm viêm da

Tác dụng giữ ẩm của nha đam có thể giúp giảm bớt tình trạng da khô, ngứa liên quan đến bệnh chàm, bệnh vẩy nến. Gel lô hội cũng có thể giúp giảm viêm da tiết bã. Để có kết quả tốt nhất, hãy thoa gel nha đam 2-3 lần mỗi ngày lên vùng da bị ảnh hưởng.

7. Kiểm soát mụn trứng cá

Nha đam có chứa axit salicylic tự nhiên, nitơ urê, axit cinnamic, phenol và lưu huỳnh, tất cả đều ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn và vi rút, đồng thời giảm mẩn đỏ và viêm nhiễm. Do tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên nha đam cần thiết cho quá trình điều trị mụn viêm như mụn mủ và nốt sần.

Chiết xuất nha đam có tính kháng khuẩn cao, giảm và ngừa mụn
⛔️ Không sử dụng nha đam trên da bị nhiễm trùng. Mặc dù nha đam có đặc tính kháng khuẩn nhưng lớp bảo vệ của nha đam có thể làm gián đoạn quá trình lành vết thương và khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Nha đam chứa những thành phần nào?

Cây có lá hình tam giác, nhiều thịt, mép có răng cưa, hoa hình ống màu vàng và quả chứa nhiều hạt. Mỗi chiếc lá bao gồm ba lớp: 

  • Lớp gel trong suốt bên trong chứa 96% nước và phần còn lại được tạo thành từ glucomannans, axit amin, lipid, sterol và vitamin. 
  • Lớp mủ ở giữa là nhựa cây màu vàng đắng, chứa anthraquinon và glycosid. 
  • Lớp dày bên ngoài gồm 15–20 tế bào gọi là cùi, có chức năng bảo vệ và tổng hợp cacbohydrat, protein. Bên trong vỏ là các bó mạch chịu trách nhiệm vận chuyển các chất như nước (xylem) và tinh bột (phloem).
Thành phần của lá nha đam có gì?

Nha đam chứa 75 thành phần vitamin, enzym, khoáng chất, đường, lignin, saponin, axit salicylic và axit amin. Cụ thể như sau:

Vitamin: Nha đam giàu vitamin A (beta-carotene), Vitamin C và E, là chất chống oxy hóa nổi tiếng, Vitamin B12, Axit folic và Choline. 

Enzyme: Nha đam có đến 8 enzyme gồm aliiase, phosphatase kiềm, amylase, bradykinase, carboxypeptidase, catalase, cellulase, lipase và peroxidase. Bradykinase giúp giảm viêm khi thoa lên da, trong khi những loại khác giúp phân hủy đường và chất béo.

Khoáng chất: Nha đam cung cấp canxi, crom, đồng, selen, magie, mangan, kali, natri và kẽm là những thành phần rất cần thiết cho hoạt động của các hệ thống enzyme trong quá trình trao đổi chất, và một số ít là chất chống oxy hóa mạnh.

Đường: Cung cấp monosacarit (glucose và fructose) và polysacarit (glucomannans/polymannose), tìm thấy trong lớp chất nhầy của cây nha đam. Acemannan, một glucomannan nổi bật có đặc tính chống dị ứng.

Anthraquinones: Nha đam chứa 12 anthraquinones, trong đó Aloin và Emodin có khả năng giảm đau, kháng khuẩn và kháng virus.

Axit béo: Nha đam có 4 steroid thực vật (Cholesterol, Campesterol, -sisosterol và Lupeol) với tác dụng chống viêm, khử trùng và giảm đau.

Ngoài ra, Nha đam cung cấp 20 trong số 22 axit amin cần thiết và 7 trong số 8 axit amin thiết yếu. Nha đam cũng chứa axit salicylic có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Lignin, một chất trơ được đưa vào các chế phẩm thoa ngoài da giúp tăng cường tác dụng thẩm thấu các thành phần khác. 

Cách sử dụng nha đam tươi

Mẹo dễ nhất để có được gel lô hội tươi là trồng cây nha đam. Hoặc bạn có thể mua các lá nha đam tươi ở siêu thị, chợ, cửa hàng uy tín.

Cách lấy dịch chiết nha đam tươi

❶ Rửa sạch lá và vỗ nhẹ (lau) cho khô. Đặt mặt cắt xuống một cái bát và để yên trong khoảng 15 phút để nha đam chảy hết mủ màu vàng ra ngoài và bỏ phần này đi

❷ Cắt bỏ phần đầu nhọn ở đầu lá, xả mủ vàng và loại bỏ lần nữa

❸ Dùng các đầu ngón tay ấn đều lá nha đam để giúp làm mềm

❹ Cắt 2 hàng gai, chú ý cắt càng sát mép càng tốt để tránh lạm phần thịt nha đam bên trong

❺ Đặt lá phẳng và cắt bỏ mặt xanh. Dùng thìa (muỗng) nhẹ nhàng múc phần thịt nha đam (gel)

❻ Rửa gel kỹ để làm sạch nhớt. Đặt gel vào hộp bịt kín và cho vào tủ lạnh, hoặc bạn có thể cắt nhỏ chia vào các khay đá viên để đông lạnh, dùng dần. Hạn sử dụng gel tươi là tối đa 2 tuần.

❼ Luôn kiểm tra dị ứng trước khi thoa lô hội lên da. Thoa một lượng nhỏ gel vào bên trong cổ tay để kiểm tra phản ứng và đợi 3-5 tiếng. Nếu da bắt đầu ngứa, sưng tấy hoặc đổi màu, có thể da của bạn dị ứng với nha đam.

Các bước lấy gel nha đam (phần thịt)

Cách dùng nha đam tươi tại nhà

Rửa mặt

Sau khi rửa tay, dùng đầu ngón tay thoa một lượng nhỏ gel nha đam lên mặt. Nhẹ nhàng làm sạch da mặt theo chuyển động tròn toàn bộ da. Rửa sạch bằng nước mát và chậm lại với khăn sạch.

Mặt nạ làm dịu

Đắp nha đam có tác dụng gì? Rất nhiều công dụng là đằng khác. Bạn có thể thử đắp mặt nạ làm dịu da với hỗn hợp nha đam, dưa chuột và trà xanh với công thức tham khảo sau:

1/4 cốc gel nha đam

1/2 quả dưa chuột, gọt vỏ và bào

1 túi trà xanh

Trộn đều hỗn hợp dịch chiết nha đam,  dưa chuột và các thành phần của túi trà xanh. Đắp mặt nạ lên mặt và cổ của bạn và để trong 15-20 phút. Rửa sạch mặt nạ bằng nước ấm và vỗ nhẹ cho da khô. Thoa kem dưỡng ẩm lên mặt và cổ. Duy trì 2-3 lần một tuần để có kết quả tốt nhất.

Công thức làm mặt nạ nha đam dịu da tại nhà (thủ công)

Cải thiện tông màu da

Để làm nước hoa hồng nha đam, trộn 2 phần nước tinh khiết với 1 phần gel nha đam. Đổ vào một chai kín khí sạch và bảo quản trong tủ lạnh. Lắc đều trước khi thoa toner lên mặt bằng bông gòn tươi.

Điều trị côn trùng cắn

Rửa kỹ vùng da bị côn trùng đốt bằng xà phòng và nước. Lau khô bằng khăn giấy. Đắp dịch chiết nha đam lên vùng da trong 15–20 phút. Áp dụng lại vài lần nữa sẽ giúp giảm ngứa, dịu da.

Xoa dịu cháy nắng

Thoa gel lô hội ướp lạnh hai hoặc ba lần một ngày lên vùng bị cháy nắng. Sử dụng trong vài ngày hoặc cho đến khi màu da trở lại bình thường và tình trạng viêm được cải thiện.

Ngoài ra, trộn 2 phần nước với 1 phần gel nha đam để tạo thành bình xịt. Giữ dung dịch trong tủ lạnh, tránh rơi vào mắt.

Làm thế nào để sử dụng nha đam cho da?

Nha đam có thể được sử dụng theo nhiều cách cho làn da của bạn. Bạn có thể thoa dịch chiết nha đam trực tiếp lên da hoặc có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa chiết xuất nha đam như mặt nạ, lotion và kem.

Nếu bạn chọn cách lấy dịch chiết nha đam tươi tại nhà thì cần lưu ý nguồn gốc và cần kiểm tra dị ứng trước khi áp dụng lên vùng da rộng hơn. Ngoài ra, gel nha đam không bảo quản được lâu và có thể kém hiệu quả cho các vấn đề da như mụn trứng cá, kích ứng,…

Do đó, M.O.C vẫn khuyên bạn nên chọn sản phẩm skincare chứa chiết xuất để tận hưởng tác dụng của nha đam. Bởi lúc này, nha đam được kết hợp với nhiều thành phần hiệu quả khác giúp cải thiện nhanh tình trạng da. Chúng được đưa vào sản phẩm với liều lượng vừa phải và thêm công thức để ổn định nên không gây kích ứng, an toàn với làn da hơn. Với điều kiện là sản phẩm đó không chứa các chất có hại như Paraben, Cồn, Dầu khoáng vì những chất này có thể gây kích ứng và tổn thương da.

Bạn có thể thoải mái lựa chọn các sản phẩm Dịu da – Làm trắng – Cải thiện tông da tại khu vườn xanh M.O.C tại đây. Bởi các sản phẩm đều có mặt của chiết xuất Nha đam, bên cạnh vô số hoạt chất tinh khiết và thảo mộc khác.

Các sản phẩm của Nhà M.O.C có mặt chiết xuất nha đam

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!

Hotline (Zalo): 0933 79 2425 

Fanpage: M.O.C Vietnam

Youtube:  MOC Viet Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG