M.O.C Vietnam

Mua 1 Xà phòng chỉ 99K - Mua 2 Xà Phòng chỉ 149K

Tặng Nước Tẩy Trang khi mua Kem Chống Nắng 60mL

Combo DƯỠNG TRẮNG, MỜ THÂM SẠM chỉ 390K

Combo PHỤC HỒI SÁNG DA CHUYÊN SÂU chỉ 350K

Hành trình ra đời và 3 mẹo chọn kem chống nắng chân ái

Chỉ cần một vết cháy nắng phồng rộp trên da ở tuổi thiếu niên cũng làm tăng gấp đôi cơ hội phát triển khối u ác tính (ung thư da). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với tia UV là nguyên nhân gây ra 80% – 90% các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, tối màu và chảy xệ. 

Do đó, thoa kem chống nắng hàng ngày là bước cấp thiết để bảo vệ da trước những tổn hại của tia UV. Nhưng liệu kem chống nắng bạn dùng có an toàn và phù hợp?! Chúng ra đời khi nào?! Những tiêu chí gì khi lựa chọn?! Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp ngay bài viết này.

Lịch sử của kem chống nắng

Mặc dù kem chống nắng chỉ mới tồn tại chưa đầy một thế kỷ, nhưng biện pháp chống nắng đã tồn tại từ rất lâu đời. Ở nhiều nơi trên thế giới, làn da trắng được coi là biểu tượng của vẻ đẹp, địa vị và quyền lực. Vì vậy, hàng ngàn năm trước, người Ai Cập cổ đại đã thoa hỗn hợp hoa nhài và cám gạo lên da để ngăn ngừa sạm đen, cải thiện làn da tối màu. 

Giai đoạn lịch sử của kem chống nắng

Vào thế kỷ 16, một số phụ nữ châu Âu đeo mặt nạ chống nắng, gọi là visards. Chiếc mặt nạ có kết cấu nhiều lớp gồm một lớp nhung đen, tiếp theo là các lớp giấy ép và một lớp lụa bên trong khớp với các vị trí mũi, mắt, miệng. Visard là phụ kiện thời trang cao cấp của những người giàu có trong thời kỳ đỉnh cao, tuy nhiên, xu hướng này trở nên lỗi mốt vào khoảng thế kỷ 18.

Vào cuối những năm 1930, một sản phẩm có tên là Glacier Cream có công thức tinh tế hơn được phát minh bởi một sinh viên hóa học (mãi đến năm 1946 Glacier Cream mới được tung ra thị trường). Cuối cùng, người sáng lập L’Oréal – Eugène Schueller, đã phát minh ra loại kem chống nắng đầu tiên có tên là Ambre Solaire vào năm 1935. 

Những năm 1940 đã mang đến một kỷ nguyên mới trong việc chăm sóc da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với sự ra đời của Coppertone, sản phẩm gắn liền với các quảng cáo và tiếng leng keng mang tính biểu tượng. Lúc này, mục đích chống nắng vẫn là để da rám nắng an toàn chứ không phải ngăn chặn hoàn toàn tia UV của mặt trời.

Rất may, các sản phẩm có chỉ số SPF siêu cao cuối cùng đã được ra mắt vào những năm 2000. Và ngày nay, tầm quan trọng của kem chống nắng được biết đến rộng rãi hơn do có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa ánh nắng mặt trời và ung thư da.

Xem thêm: 

Tia UV là gì? Nguy cơ ung thư da & dấu hiệu nhận biết

6 mẹo chăm sóc da mặt khi du lịch không bị rám nắng, nổi mụn

Kem Chống Nắng và Môi Trường

Thoa kem chống nắng rất quan trọng. Một là do tầng ozon của chúng ta bị mỏng dần và có lỗ thủng khiến làn da ít được bảo vệ khỏi các tia có hại của mặt trời. Tầng ozon được ví như “kem chống nắng tự nhiên” ngăn chặn UVC hoàn toàn, phần lớn UVB và một phần UVA. 

Khi tầng ozon mỏng đi, con người tiếp xúc với lượng tia cực tím cao hơn, tác hại xuất hiện phổ biến như lão hóa, ung thư da, tối màu, phá hủy ADN tế bào, chảy xệ,…Tia UVB có thể xuyên qua lớp biểu bì vào tế bào và thực sự gây ra các vết nứt gãy mạng lưới Collagen và Elastin. Còn UVA có bước sóng dài cực kỳ nguy hiểm khi chúng có thể xuyên qua quần áo mỏng, phản chiếu mặt phẳng (cát, mặt nước, tuyết,…) đến da. Những tế bào bất thường cứ âm thầm sản sinh theo thời gian và cuối cùng trở thành ung thư.

Những tác hại khi tầng ozon mỏng dần

Kem chống nắng vật lý và hóa học 

Tia UVA gây ra nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác, trong khi tia UVB là nguyên nhân chính gây cháy nắng. Cả hai đều có thể góp phần gây ung thư da, vì vậy kem chống nắng giúp ngăn chặn cả hai loại tia trên bằng bộ lọc vật lý, hóa học hoặc cả hai.

Từ đó, chúng ta có 3 loại kem chống nắng tương ứng:

  • Kem chống nắng hóa học bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ UV bằng các thành phần hóa học như octocrylene hoặc avobenzone, và biến chúng thành nhiệt. Kem chống nắng hóa học thường có độ đặc mỏng hơn và có xu hướng thấm nhanh, dễ thoa hơn so với kem chống nắng vật lý. Tuy nhiên, những thành phần này có thể gây kích ứng đối với nhiều người có làn da nhạy cảm.
  • Kem chống nắng vật lý chứa các hoạt chất chống nắng Titan dioxide và Kẽm oxit, tạo thành một rào cản vật lý giữa tia UV và làn da theo cơ chế tán xạ, phản xạ.
Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Cả kem chống nắng hóa học và vật lý đều được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Nhưng đối với những người thích kem chống nắng vật lý vì chúng nằm trên da và ít có khả năng bị hấp thụ hoặc gây kích ứng. Tuy nhiên, điểm hạn chế là tạo lớp dày, dễ lộ vân kem, trắng bệch. Mặc dù, các công thức đang được cải thiện nhưng cũng chưa khắc phục được khuyết điểm này.

  • Kem chống nắng Vật lý lai Hóa học là sự kết hợp ưu điểm của 2 dòng kem chống nắng trên, đồng thời khắc phục được hạn chế thường thấy khi dùng kem chống nắng. Kem chống nắng M.O.C có SPF 50 PA++++ bảo vệ da theo hai cơ chế Vật lý – Hóa học với bảng thành phần xanh dịu lành với mọi loại da, đặc biệt cần thiết cho da treatment.

Kem chống nắng có an toàn không?

Kem chống nắng có tác dụng gì? Một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời. Khi bạn sử dụng kem chống nắng phổ rộng có SPF 30 trở lên và có khả năng chống thấm nước, nó có thể:

  • Giảm nguy cơ phát triển ung thư da
  • Ngăn ngừa cháy nắng, tối màu da
  • Ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn, đồi mồi và chảy xệ
  • Ngăn chặn vết nám hiện tại khỏi bị sẫm màu và các mảng nám mới xuất hiện
  • Giảm nguy cơ các đốm đen xuất hiện khi mụn trứng cá, bệnh vẩy nến hoặc tình trạng da khác

Các nghiên cứu khoa học ủng hộ lợi ích của việc thoa kem chống nắng khi bạn ra ngoài. Đó là lý do tại sao Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên mọi người nên thoa kem chống nắng hàng ngày. Nói chung, kem chống nắng an toàn nếu chứa các hoạt chất được FDA công nhận.

Những quy định của FDA về kem chống nắng

Có một quan niệm sai lầm rằng những người có tông màu da sẫm màu hơn không cần chống nắng hàng ngày. Vì thế họ thường lơ là không bảo vệ da trước tia UV

Mặc dù những người có tông màu da sẫm hơn có nguy cơ ung thư da thấp, tuy nhiên, Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết khi ung thư da phát triển ở những người da màu thường khó nhận ra cho đến giai đoạn cuối, khiến việc điều trị khó khăn và ung thư thậm chí có thể gây tử vong. Những người có da màu sẫm (tối màu) thường không biết làn da bị cháy nắng vì họ không nhận ra điều đó. Vì vậy, dù là màu sắc da như thế nào thì bảo vệ bản thân trước tia UV là điều cần thiết.

SPF được đo như thế nào?

Điều quan trọng nhất cần xem xét trên tuýp kem chống nắng là chỉ số SPF – hay chỉ số chống nắng – đề cập cụ thể đến khả năng bảo vệ khỏi tia UVB. Khi giá trị SPF tăng lên thì khả năng chống cháy nắng cũng tăng theo.

Một điều quan trọng cần lưu ý: Chỉ số SPF chỉ đề cập đến khoảng thời gian bức xạ tia cực tím của mặt trời sẽ đốt cháy làn da của bạn khi sử dụng sản phẩm theo chỉ dẫn, so với khoảng thời gian da sẽ bị bỏng khi không dùng kem chống nắng. Vì vậy, với SPF 30, về mặt lý thuyết, bạn sẽ bị bỏng lâu hơn 30 lần so với khi không bôi kem chống nắng. Trên thực tế còn tùy vào cường độ UV, loại da, khả năng cháy nắng của làn da bạn nhé! 

SPF cũng không phải là thước đo khả năng bảo vệ khỏi tia UVA (thể hiện qua chỉ số PA). Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn ở bài viết Đọc hiểu nhãn kem chống nắng.

SPF của kem chống nắng là gì?

Bên cạnh chỉ số SPF, Quang phổ rộng (Broad-spectrum) cũng cần lưu tâm bởi khi nhãn đề broad-spectrum nghĩa là kem chống nắng đó ngăn chặn được cả UVA, UVB. 

Bảo vệ chống lại bức xạ UVA quan trọng và phức tạp hơn bạn nghĩ. Bức xạ UVA gây ra một thứ gọi là stress oxy hóa, nghĩa là các phân tử oxy trong da của chúng ta trở nên thực sự không ổn định và tạo ra các gốc tự do. Các gốc tự do gây ra sự phân hủy Collagen và Elastin khiến da chảy xệ, kém đàn hồi.

Vì vậy, chúng ta không chỉ cần thoa kem chống nắng phổ rộng để ngăn bức xạ UVA gây hại cho da, mà còn ưu tiên sản phẩm chứa chất chống oxy hóa. Hiểu điều đó, Kem chống nắng M.O.C giàu các chất chống oxy hóa mạnh từ chiết xuất Hoa nghệ tây, Cúc La Mã, rễ Bạch Vĩ. Do đó, ngoài ngăn chặn hiệu quả UVA – UVB – Bụi mịn, Kem chống nắng M.O.C còn dưỡng sáng, dịu da và ngăn các gốc tự do phá hủy cấu trúc tế bào.

Kem Chống Nắng M.O.C giàu các hoạt chất chống oxy hóa

Cách chọn kem chống nắng

Loại kem chống nắng tốt nhất là khi phù hợp với làn da và nhu cầu của bạn. M.O.C đã tóm gọn lại thành 3 tiêu chí phù hợp với Màu da – Loại da – Công thức. Chúng ta sẽ lần lượt điểm qua nhé!

Màu da

Kem chống nắng vật lý phù hợp với làn da trắng hơn. Còn kem chống nắng hóa học có xu hướng trông ít phấn ít lộ vân kem nên hợp với da sẫm màu. Tuy nhiên, chúng có thể gây kích ứng, khiến nhiều người quay trở lại với kem chống nắng vật lý dù cho khi thoa tạo nên lớp dày không tự nhiên. May mắn thay, kem chống nắng Vật lý lai Hóa học có thể khắc phục điều này. Người có làn da sẫm nên dùng Kem chống nắng nâng tone nhẹ để có sự hòa quyện trông tự nhiên hơn. 

🌿 Nếu bạn có làn da khô tối màu, bạn có thể thêm 2-3 giọt Serum HAB5 vào kem chống nắng để dưỡng ẩm và giảm đi độ trắng bệch. Còn nếu bạn có làn da dầu tối màu có thể thêm một giọt phấn nền vào kem chống nắng yêu thích để có được lớp nền ít phấn hơn và tạo ra tông màu phù hợp với màu da.

Chọn kem chống nắng theo màu da

Loại da

Đối với những người da dầu, hãy chọn kem chống nắng cho da dầu có công thức không chứa dầu, kiềm dầu và kháng nước tốt. Còn trót sở hữu da khô thiếu nước nên chọn kem chống nắng chứa các thành phần dưỡng ẩm từ thiên nhiên như Cúc La Mã, Lô hội, hoa Nghệ Tây hoặc các hoạt chất Acid Hyaluronic (HA). Trong khi đó, những người có làn da nhạy cảm nên cân nhắc chọn Kem chống nắng vật lý có bổ sung các chiết xuất thiên nhiên không chứa Cồn, không chứa Paraben và Hương liệu.

Chọn kem chống nắng theo loại da

Công thức

Cuối cùng, đừng quên xem xét các công thức khi mua kem chống nắng. Kem chống nắng truyền thống có xu hướng đặc hơn dạng Gel và Mousse. Bình xịt chống nắng rất dễ sử dụng, rất nhẹ và khô nhanh, tuy nhiên, khó có thể nhìn thấy nơi bạn đã từng xịt, khiến bạn bỏ sót một số khu vực của da. Để có cơ hội che phủ đầy đủ tốt hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên vỗ nhẹ kem chống nắng thay vì thoa lướt trên da. Điều này giúp kem chống nắng thấm nhanh và tỏa đều khắp các vùng da mặt/cơ thể.

Ngoài ra, điều quan trọng cần lưu ý là dạng xịt chống nắng có thể nguy hiểm nếu bạn vô tình hít phải. Một số thành phần chống nắng có thể gây kích ứng phổi. FDA đã đề xuất cho phép dùng dạng xịt chống nắng với một điều kiện các hạt của chúng phải đủ lớn để bạn không thể hít sâu vào phổi.

Dạng bột chống nắng chứa các hoạt chất tương tự như kem dưỡng da chỉ khác ở kết cấu bột. Kem chống nắng dạng bột là một lựa chọn tuyệt vời để thoa lại trong ngày bởi tính tiện lợi như phủ phấn nền. Tuy nhiên sẽ cần khá nhiều bột phấn để cung cấp đủ SPF bởi theo thói quen, mọi người thường chỉ thoa ít phấn. Nếu kem chống nắng dạng bột được dán nhãn SPF 25, nhưng bạn chỉ thấm một lớp phấn, thì bạn sẽ không đạt được mức bảo vệ gần với SPF 25. Đây là điều cần lưu ý đối với bất kỳ dạng kem chống nắng nào. FDA sử dụng một lớp kem chống nắng dày trong các thử nghiệm mà họ sử dụng để xác định giá trị SPF và rất khó có khả năng bạn đang sử dụng nhiều như vậy ở nhà. Do đó, bạn cần thoa đủ lượng chống nắng và thoa lại sau mỗi 2-3 giờ.

Bạn có thể đọc thêm phần Thoa kem chống nắng bao nhiêu là đủ để có cách thoa chuẩn xác tại nhà.

Không nên dựa vào các sản phẩm trang điểm có chứa SPF như hình thức bảo vệ duy nhất. Bởi chúng chứa SPF thấp và nếu thoa không đủ sẽ khiến da không được bảo vệ toàn diện.

Nên bôi kem chống nắng khi nào và ra sao? Hãy đọc thêm bài viết tại đây.

Nếu không có kem chống nắng, việc thoa kem chống lão hóa hay các lọ serum trẻ hóa đắt tiền cũng vô nghĩa. Bạn chỉ đang bỏ phí mọi nỗ lực của mình bằng cách cho phép các tia UV có hại tàn phá làn da mà thôi. Vì vậy, hãy thoa kem chống nắng mỗi ngày nhé!


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về da, vui lòng liên hệ để Dược Sĩ M.O.C tư vấn miễn phí cho bạn nhé!

Hotline (Zalo): 0933 79 2425 

Fanpage: M.O.C Vietnam

Youtube:  MOC Viet Nam


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN GIỎ HÀNG

Mua thêm 1000K để được Freeship

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Phí vận chuyển được tính ở bước tiếp theo

MUA HÀNG
Don`t copy text!