Mụn đầu đen là gì? Cách trị mụn đầu đen tận gốc hiệu quả
Mục lục
Vì có màu tối (sẫm) nên mụn đầu đen dễ nhìn thấy trên da. Chúng thường mọc ở các vị trí quen thuộc như mũi, má, cằm, thậm chí ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Khi không điều trị đúng cách, kịp thời, mụn đầu đen dễ chuyển biến thành mụn viêm. Vậy mụn đầu đen là gì và cách trị mụn đầu đen như thế hiệu quả nhất?
Bạn sẽ được M.O.C chia sẻ mọi bí mật cũng như phương pháp loại bỏ mụn đầu đen cứng đầu cực kỳ đơn giản, an toàn. Hãy xem hết bài để có thêm kiến thức hữu ích nhé!
Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen là những nốt mụn tối màu (hoặc màu đen) xuất hiện trên da do nang lông bị ách tắt. Đây là loại mụn không viêm và có thể xuất hiện ở bất kỳ “lãnh địa” nào trên cơ thể bạn, như là: lưng, ngực, vùng cổ, cánh tay, vai,…
Đặc biệt thường xuất hiện mụn đầu đen ở mũi. Bởi khu vực da mũi thường có lỗ chân lông to hơn và sản xuất nhiều dầu nhờn hơn nên dễ dàng bị tắc nghẽn bởi dầu, bụi bẩn và tế bào chết. Đồng thời thói quen chạm tay lên mặt, đặc biệt là vùng mũi thường xuyên có thể chuyển vi khuẩn và dầu từ tay sang da, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông.
Thông thường, mỗi nang lông (lỗ chân lông) sẽ chứa một tuyến bã nhờn sản xuất dầu. Ở điều kiện vừa đủ, dầu nhờn sẽ giúp làn da của bạn mềm mại, giữ ẩm cho da.Tuy nhiên, theo thời gian, dầu thừa cùng tế bào chết tích tụ dần khóa kín nang lông khiến chúng bị tắc nghẽn, hình thành nhân mụn (comedo). Nhân mụn có thể ở dạng đóng kín (mụn đầu trắng). Nếu vết sưng mở, khi tiếp xúc với không khí, chúng sẽ bị oxy hóa thành mụn đầu đen.
Trên thực tế, mụn đầu đen chính là một dạng thương tổn không viêm của mụn trứng cá. Nếu không chăm sóc đúng cách, mụn sẽ phát triển nặng hơn gây sưng đỏ và đau rát.
Mụn đầu đen trông như thế nào?
Mụn đầu đen thường có dạng các đốm li ti màu đen (hoặc nâu đen), xuất hiện đơn lẻ, có kích cỡ khoảng 1mm. Chúng thường xuất hiện ở vị trí có lỗ chân lông to, có thể thấy trên mặt, đặc biệt là ở mũi, má.
Nhiều bạn gái nhầm lẫn mụn đầu đen với sợi bã nhờn. Hai dạng trông giống nhau nhưng thực chất sợi bã nhờn là thành phần tự nhiên của lỗ chân lông, không thể loại bỏ. Chúng có màu trắng vàng xuất hiện theo cụm. Sợi bã nhờn có vai trò dẫn dầu lên bề mặt da, giúp làn da được mềm mại, ẩm mượt. Mặt khác, mụn đầu đen lớn hơn và trồi lên bề mặt da, chạm vào có cảm giác cứng một chút.
Nguyên nhân hình thành mụn đầu đen
Một số yếu tố làm gia tăng phát triển mụn đầu đen và cả mụn trứng cá, bao gồm:
- Cơ thể sản xuất nhiều dầu nhờn vượt mức cần thiết, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn đầu đen. Do đó, bạn sẽ dễ bị nổi mụn đầu đen vào thời gian dậy thì, tiền kinh nguyệt hoặc quá trình dùng thuốc tránh thai. Ngoài ra, hút thuốc lá sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
- Lười hoặc không tẩy tế bào chết thường xuyên. Mỗi phút có khoảng 50.000 tế bào chết trên da bị bong ra. Nếu không loại đi tế bào chết, chúng sẽ xếp tầng tầng lớp lớp trên bề mặt da, khiến làn da khó hấp thu dưỡng chất và dễ dàng kết hợp với dầu nhờn gây tắc nghẽn nang lông, gây nên mụn đầu đen.
- Nội tiết tố thay đổi: Thường diễn ra trong tuổi dậy thì (nội tiết tố chưa ổn định), hoặc dùng một số loại thuốc, chẳng hạn Corticosteroid, Lithium hoặc Androgen.
- Không làm sạch da đúng cách, quên tẩy trang da trước khi ngủ làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông.
- Thường xuyên ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ kích thích tuyến bã nhờn tiết dầu nhiều và dễ hình thành mụn đầu đen.
Ngoài ra, mụn đầu đen nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách dễ chuyển thành mụn viêm, gây sưng đau. Bắt nguồn từ quá trình da không được vệ sinh sạch sẽ, dầu nhờn kết hợp da chết bịt kín lỗ chân lông tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn Cutibacterium acnes (C. Acnes) “ăn no chóng lớn”.
Đây là chủng vi khuẩn kỵ khí sinh sôi trong môi trường oxy thấp. Thức ăn khoái khẩu bã nhờn ở nang lông. Sự phát triển ồ ạt của vi khuẩn C. Acnes như hồi chuông cảnh báo, cơ thể “phái” đoàn quân bạch cầu đến “chiến đấu” bảo vệ làn da. Hậu quả để lại là hiện tượng viêm nhiễm, xuất hiện mụn trứng cá, mụn nhọt.
Cách trị mụn đầu đen phổ biến nhất hiện nay
Vẫn điệp khúc quen thuộc nhưng hy vọng các nàng sẽ nhớ: Mụn đầu đen nếu không sớm điều trị và lựa chọn phương pháp phù hợp với loại da, tình trạng sẽ rất dễ lây lan và nặng thêm. Sau đây là những cách điều trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà hoặc các vị trí dễ nổi mụn phổ biến hiện nay. Mỗi người cần xem xét sự phù hợp, chi phí để áp dụng nhé.
Điều trị không kê đơn (OTC)
Bạn có thể tìm được một số loại thuốc đặc trị mụn đầu đen ở các tiệm thuốc mà không cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, kê toa. Trường hợp này thường đối với tình trạng mụn đầu đen nhẹ, không lây lan).
Những loại thuốc điều trị mụn đầu đen phổ biến ở dạng gel trong, kem thoa trực tiếp lên da. Thành phần chủ yếu của sản phẩm này thường chứa Acid Salicylic, Benzoyl Peroxide và Resorcinol. Nguyên tắc hoạt động của các loại thuốc này là tiêu diệt vi khuẩn, làm khô phần dầu thừa và làm bong các tế bào da chết. Khi những nguyên nhân chủ yếu sinh mụn mất đi, mụn đầu đen sẽ không còn cơ hội hình thành trên da nữa. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc da nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bạn nên cân nhắc.
Thuốc theo toa
Với tình trạng mụn đầu đen dai dẳng, ngày càng nặng mà không giảm, cũng như phương pháp thứ nhất không có tác dụng, bạn nên điều trị ở bệnh viện da liễu và điều trị theo toa thuốc của bác sĩ. Các loại thuốc trị mụn được bác sĩ chỉ định thường có tác dụng mạnh hơn, chứa vitamin A, ngăn chặn những tác nhân gây mụn tích tụ trong lỗ chân lông. Những loại thuốc sẽ bôi trực tiếp lên da và thành phần thường chứa Tretinoin, Tazarotene hoặc Adapalene.
Ngoài ra, nếu bạn còn bị các mụn khác như trứng cá, viêm sưng, bác sĩ có thể sẽ kê toa một loại thuốc bôi khác mạnh hơn. Thành phần của chúng sẽ có thêm Benzoyl Peroxide và kháng sinh để ngừa viêm, trị mụn hiệu quả.
Phương pháp thủ công
Các bệnh viện da liễu, cơ sở chăm sóc da chuyên sâu, spa uy tín sẽ có một dụng cụ chuyên dụng để lấy mụn đầu đen ra khỏi bề mặt da. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tạm thời tại lúc đó. Vì nếu bạn tiếp tục không giữ vệ sinh da sạch sẽ, tạo cơ hội hình thành các nguyên nhân sinh mụn thì mụn đầu đen vẫn quay lại như thường.
Điều trị siêu mài mòn da (Microdermabrasion)
Đây là một trong những phương pháp điều trị không xâm lấn và không phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này đã được thực hiện thành công nhiều năm tại Châu Âu và là một trong những tiến trình điều trị thẩm mỹ có thể tham khảo. Các bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc da sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt để mài lớp tế bào chết và lấy đi các bụi bẩn, dầu thừa, vi khuẩn trong lỗ chân lông. Phương pháp này sẽ loại bỏ tối đa mụn đầu đen của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc đến chi phí (khá tốn kém) và những ai đang bị mụn viêm không nên áp dụng, vì liệu pháp siêu mài mòn có thể kích thích tình trạng mụn viêm nặng hơn.
Mặt nạ trị mụn đầu đen
Mặt nạ sinh học M.O.C (Bio-cellulose) giúp cải thiện mụn đầu đen nhờ khả năng cân bằng dầu nước, loại bỏ bã nhờn dư thừa và cấp ẩm sâu, củng cố hàng rào bảo vệ của da ngăn sự tấn công từ môi trường bên ngoài. Từ đó hỗ trợ quá trình trị mụn đầu đen và ngăn ngừa hình thành mụn mới.
Xem thêm: Mặt nạ sinh học Bio-cell là gì? Có gì khác với mặt nạ giấy?
Mỹ phẩm chăm sóc da
Nếu e ngại về các phương pháp điều trị bằng thuốc, dụng cụ,…bạn có thể dùng mỹ phẩm đặc trị mụn đầu đen. Các mỹ phẩm chăm sóc da chuyên sâu nên ưu tiên thành phần chiết xuất thiên nhiên, lành tính và an toàn cho mọi lứa tuổi.
Laser và liệu pháp quang học
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp trị liệu bằng laser và ánh sáng là sử dụng những chùm ánh sáng cực nhỏ nhằm làm giảm quá trình sản xuất dầu hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tia laser và chùm ánh sáng chiếu xuống dưới bề mặt da điều trị mụn đầu đen và mụn trứng cá mà không làm tổn hại lớp thượng bì của da.
Hạn chế của phương pháp này là bạn cần theo liệu trình (thường trên 3 lần) mới nhận thấy hiệu quả rõ. Chi phí khá tốn kém và còn tùy cơ địa, tình trạng mụn của từng người.
Thay da sinh học (peel da)
Peel da là phương pháp đặc biệt hữu ích với những ai vừa muốn điều trị mụn đầu đen vừa muốn cải thiện tình trạng lão hóa da. Phương pháp này kích thích các tế bào da mới hình thành, thay thế các tế bào da cũ. Nhờ đó, các mảng da tối màu hoàn toàn bị loại bỏ, tác nhân gây tổn thương da, viêm mụn cũng biến mất. Quá trình hình thành melanin bị chặn đứng, mang lại một làn da sáng mịn và đều màu tự nhiên. Tuy nhiên, kết quả còn tùy thực tế da của mỗi người và nơi điều trị. Cùng một phương pháp có người áp dụng sẽ nhanh khỏi, nhưng người khác lại chậm hoặc không khỏi hoàn toàn.
Tất cả phương pháp này M.O.C tổng hợp lại dựa trên nhu cầu phổ biến hiện nay. Mỗi nàng sẽ cân nhắc yếu tố thực tế của bản thân để lựa chọn cho mình phương pháp an toàn, tối ưu và tiết kiệm nhất nhé.
Làm thế nào có thể ngăn ngừa mụn đầu đen?
“Phòng hơn trị”, thay vì cuống cuồng đi tìm phương kế loại bỏ lũ mụn cứng đầu thì ngay từ bây giờ, bạn nên dành thời gian chăm sóc da thật tốt, ngăn ngừa bất kỳ vấn đề nào về da (kể cả mụn đầu đen hay mụn viêm):
- Rửa mặt thật kỹ 2 – 3 lần/ ngày: làm sạch da mặt là bước quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chất, lớp makeup,…tiền đề cho làn da khỏe mạnh, không tỳ vết. Bạn nên rửa mặt 2-3 lần vào sáng, trưa, tối để loại bỏ dầu thừa, cặn bã và ngừa mụn đầu đen. Ưu tiên lựa chọn sữa rửa mặt lành tính, ít hoặc không bọt, dịu nhẹ cho da, chiết xuất tự nhiên và không chất bảo quản. Đối với da nhạy cảm, bạn cần chú ý vào bảng thành phần của bất kỳ sản phẩm nào dùng trên da nhé.
- Sử dụng sản phẩm không dầu: những sản phẩm dưỡng da chứa gốc dầu có thể góp phần tạo nên mụn đầu đen mới. Nên chọn loại mỹ phẩm trang điểm không chứa dầu hoặc không gây dị ứng để tránh làm cho tình trạng mụn đầu đen của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Tẩy tế bào chết đều đặn 1 lần/ tuần: tế bào chết là một trong những nguyên nhân làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn đầu đen. Bạn đừng quên tẩy da chết 1 lần/ tuần để giữ bề mặt da sạch sẽ, thoáng mịn, hạn chế mụn đầu đen tối đa.
- Không đưa tay lên mặt hay nặn mụn đầu đen bằng tay: chạm tay vào đầu mụn chỉ khiến tăng thêm vi khuẩn, bụi bẩn và làm tình trạng mụn đầu đen trở nên nặng hơn. Hạn chế tối đa hành động này để giảm bớt vi khuẩn (từ tay) cho da. Bạn cũng cần lưu ý vệ sinh gối nằm, tránh tiếp xúc điện thoại trực tiếp lên vùng da mặt nhé.
- Ăn uống khoa học: hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ hay chất béo, đường. Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, beta-carotene để giúp làn da khỏe mạnh, tươi trẻ hơn. Uống đủ 1,5 lít nước/ngày.
Thủ thuật tống khứ mụn đầu đen ngay tại nhà
Có một số cách tự nhiên để loại bỏ mụn đầu đen tại nhà mà không cần phải tới spa tốn kém nhiều chi phí, bạn có thể tham khảo và áp dụng hen.
Tẩy tế bào chết với AHA hoặc BHA
AHA và BHA là các chất tẩy tế bào chết an toàn có khả năng đem đến sự thay đổi “ngoạn mục” trên làn da. Chúng hoạt động bằng cách “bóc tách” liên kết giữa các tế bào chết, khiến lớp tế bào ấy bong ra, trả lại làn da tươi trẻ, khỏe mạnh, săn chắc, bề mặt da được tinh chỉnh và giảm khô rát. Bạn có thể tham khảo Tẩy tế bào chết BHA dành cho da dầu, Tẩy tế bào chết P.H.A dành cho da khô – nhạy cảm nhé!
Máy rửa mặt Silicon
Các đầu mút bằng silicon của máy rửa mặt giúp bạn làm sạch kỹ lưỡng mọi ngóc ngách của vùng da. Làm sạch là tiền đề cho làn da khỏe mạnh và vắng bóng mụn đầu đen. Kết hợp rửa mặt dịu nhẹ với Gel Rửa Mặt M.O.C trước rồi sau đó vệ sinh lần nữa với máy rửa mặt, bạn sẽ cảm nhận độ sạch kin kít mà không hề khô da.
Điều trị mụn đầu đen với với Retinoids
Retinol là biện pháp hiệu quả giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn và loại bỏ mụn đầu đen. Thành phần này đặc biệt hỗ trợ cho OTC (điều trị không kê toa) để hiệu quả đánh bay mụn được nhân đôi. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kĩ nồng độ (%) trước khi dùng để chọn loại phù hợp với loại da và tình trạng mụn nhất nhé.
Kem dưỡng Retinol hữu cơ M.O.C chứa Samphira Oil Bioactive chiết xuất từ cây Thì Là Biển là nguyên liệu đạt chứng nhận hữu cơ Ecocert có tác dụng như Retinol nhưng ưu việt và an toàn hơn khi phù hợp với cả da nhạy cảm (trừ da mỏng đỏ yếu do Corticoid), giải phóng bí tắc cổ nang lông, giảm kết dính tế bào chết nên thúc đẩy quá trình tăng sừng – hủy sừng thuận lợi. Từ đó dập tắt môi trường sinh sôi của vi khuẩn mụn, giúp lặn đi những nốt mụn sần không nhân và đẩy lên những mụn có nhân để gom cồi, khô nhân sau 03 – 07 ngày. Điều hoà quá trình viêm do tấn công từ vi khuẩn gây mụn C. Acnes nên giúp giảm sưng đau, êm ái cho làn da.
Làm sạch lỗ chân lông với Axit Salicylic
Acid Salicylic là hoạt chất có khả năng đánh bật mụn mạnh mẽ. Hoạt chất này có trong Kem trị mụn M.O.C kết hợp cùng chiết xuất từ các thành phần “quý” từ tự nhiên như tinh dầu Tràm Trà, Nghệ hoạt hóa, Vỏ Quế, rễ Bạch Vĩ vừa kháng viêm, gom cồi, triệt tiêu nguyên nhân sinh mụn, đồng thời ngăn ngừa hình thành thâm sạm, dưỡng da sáng mịn. Kiểm soát tốt lượng dầu trên da, phá vỡ môi trường sinh sôi của vi khuẩn. Sau trị mụn, sản phẩm còn giúp xóa mờ vết thâm do sắc tố, tái tạo vùng da thương tổn, se khít lỗ chân lông.
Các lưu ý trong quá trình trị mụn đầu đen
- Không tự ý nặn, cậy mụn đầu đen ngay tại nhà để tránh để lại sẹo thâm, lây lan
- Không lạm dụng Benzoyl Peroxide, chỉ sử dụng khi có sự chỉ định từ bác sĩ (benzoyl peroxide là thành phần thường có trong thuốc, sản phẩm điều trị mụn viêm/trứng cá)
- Đảm bảo sử dụng các sản phẩm non-comedogenic: theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỹ phẩm “non-comedogenic” nghĩa là mỹ phẩm không chứa các thành phần có khả năng gây bít tắc lỗ chân lông.
- Tẩy trang trước khi ngủ, làm sạch lớp make up và kem chống nắng ban ngày.
- Gặp bác sĩ da liễu khi tình trạng mụn dai dẳng, chuyển qua mụn viêm.
- Không nên lột mụn đầu đen vì có thể mang lại hiệu quả tạm thời nhưng cũng có thể gây tổn thương da, làm to lỗ chân lông và dẫn đến viêm nhiễm. Lột mụn không giải quyết gốc rễ vấn đề và có thể gây kích ứng da, đặc biệt đối với da nhạy cảm.
Qua những thông tin M.O.C đem đến, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về mụn đầu đen là gì và cách điều trị mụn đầu đen đúng không nè?! Việc bạn cần làm ngay lúc này là chọn cho mình phương pháp phù hợp, nhưng dù chọn cách thức nào cũng phải “lắng nghe làn da” để hiểu chúng hơn nhé.